Kỹ Sư Nghĩa Nguyễn
Tháng Hai , 2009 Quốc hội Mỹ dã dành ra một quỹ kích thích 8 tỷ USD cho những công trình High Speed Rail (ĐSCT). Trong tháng Tư, Tổng thống Obama trình “viễn ảnh” HSR cho nước Mỹ, là một mạng ĐSCT triển vọng có chiều dài tổng cộng 13800km (8500 miles), được chỉ định bởi Cục Quản lý ĐS Liên bang (FRA) từ năm 2001, kết nối những tiểu bang đông dân cư ở miền Đông và Đông Bắc nước Mỹ, và hệ thống ĐSCT riêng rẽ ở bang California, Texas, Florida và bang Washington. Tháng sáu 2009, FRA đưa ra thông báo những chỉ tiêu cho các tiểu bang để nộp đơn xin một phần của quỹ kích thích từ Chính phủ liên bang cho ĐSCT. Nhưng thực tế duyệt xét và nghiên cứu đã chỉ ra rằng ĐSCT sẽ cực kỳ tốn kém và cũng không đóng góp nhiều cho vấn dề đi lại và chất lượng của môi trường nói chung. Do vậy hầu hết các tiểu bang có tiềm năng không tham gia hoặc trì hoãn lại kế hoạch ĐSCT như đã đề nghị bởi Chính phủ liên bang.
Dự án ĐSCT là một dự án khổng lồ, cần quỹ đầu tư hàng chục tới trăm tỷ dollars, hàng chục năm để xây dựng và chuẩn bị đưa vào điều hành. Một dự án khổng lồ như thế nguy cơ sai sót là rất cao trong dự toán về tiềm năng quỹ đầu tư, tài chính, số lượng hành khách, hệ quả tác động môi trường và an toàn.
Về vấn đề tiềm năng ngân sách và một vài số liệu dự toán tài chính nghiên cứu cho dự án của khoảng 1296 km ĐSCT của tiểu bang California: Năm 2008, GDP của California là 1.845 tỷ dollars, với một dân số của tiểu bang là 37 triệu người, là một tiểu bang với một nền kinh tế đứng thứ 8 trên toàn thế giới, và nợ ngân sách của Chính phủ là 26 tỷ (tỷ số nợ trên GDP là 1.4 % rất thấp), nhưng ĐSCT vẫn chưa trở thành một đầu tư quyết đoán của California và vẫn còn nằm trong vòng kế hoạch và nghiên cứu. Trong khi GDP của VN hiện nay là 100 tỷ với một dân số 87 triệu người và quỹ đầu tư cho dự án 56 tỷ, và 100% vay từ nước ngoài. Liệu đây là một sự đầu tư quá tầm và mất cân đối hay không ?
Theo sự tính toán của Cục Quản lý ĐS California, dự toán số tiền chi phí đầu tư cơ bản là 45,4 tỷ đollars cho dự án ĐSCT ở California từ đây cho đến 2030, nhưng lich sữ đã chỉ ra thường là chi phí sẽ vượt trội hơn dự toán ban đầu và theo nhận định của các chuyên gia thì cái giá để hoàn thành toàn bộ hệ thống ĐSCT ở California phải là 65 tỷ tới 81 tỷ. Như vậy con số 100 tỷ dollars cho 1570 Km ĐSCT ở VN đưa ra từ Tiến sĩ Nguyễn Quang A là có căn cứ và chính xác vì VN hoàn toàn lệ thuộc nước ngoài về kỹ thuật, và hạ tầng cơ sở giao thông đang có thì thuộc loại yếu kém, khó có sự liên kết đồng bộ, phụ trợ vào dự án ĐSCT.
Thường khi dự toán tiền khả thi cho một công trình, chúng ta bỏ quên những chi phí tiềm ẩn như làm mới, bảo quản.v.v... Thường những chi phí vuợt trội nầy có chu kỳ khoảng 30 năm. Theo số liệu đọc được trên mạng BVN, dự đoán thời gian hoàn trả vốn là 45 năm. Như vậy, dự toán tài chính cho ĐSCT của VN trên nguyên tắc liệu có thể chấp nhận được hay không? Hơn nữa, nếu như chúng ta dựa vào số liệu đầu tư và điều hành của những nước đang có ĐSCT như TQ, Nhật, hoặc các nước Châu Âu, để áp dụng vào VN thì càng không hợp lý bới vì GDP của VN mới chỉ ở nấc đầu của bực thang thu nhập trung bình, không thể đầu tư vào một dự án lổ trong khi hàng trăm lĩnh vực khác của xã hội đều cần có ngân sách đầu tư cũng cấp bách không kém.
Các chuyên gia ở California đã chỉ ra rằng thật sự không có ĐSCT nào trên thế giới trang trải chi phí đầu tư và chi phí điều hành một cách độc lập mà không có sự tham gia bù lỗ bởi Chính phủ. Một số liệu quan trong về hệ thống ĐSCT hiện hành của Mỹ là Amtrack Acelra chạy ở vành đai Washington đi Boston và Philadelphia tới Harrisburg lỗ trung bình $37 đollars vận hành cho mỗi hành khách mỗi năm và Chính phủ các tiểu bang có Amtrack chạy qua phải bù vào hầu hết chi phi vận hành này.
Một số liệu quan trong hơn hết để quyết định có nên hay không nên đầu tư vào ĐSCT là lượng hành khách sử dụng hệ thống ĐSCT. Đây là con số gần như không thể dự toán chính xác được, ngay cả những nước có sở trường thống kê và quản lý chặt số liệu giao thông thưong mại cũng khó đáp ứng được một con số chính xác cho các nhà hoạch định chính sách.Ví dụ: Cục Quản lý ĐS California dự đoán từ 65 triệu tới 96 triệu khách sẽ đi lại bằng phương tiện ĐSCT - nếu có kể từ 2030 - qua lại giữa các thành phố, trong khi đó tổng hợp số liệu của các viện nghiên cúu độc lập riêng cho Ủy ban ĐSCT chỉ ra con số từ 23 triệu nguời tới 31 triệu nguời sử dụng hàng năm.
Báo cáo của ủy ban nghiên cứu độc lập cảnh báo cho các nhà hoach định chính sách và đầu tư ở California rằng nếu thiếu lượng khách như dự đoán bởi Cục Quản lý ĐS (như con số nói trên) hậu quả gíá vé tăng, không thể cạnh tranh vói các phưong tiện giao thông khác, kết quả lương khách sử dụng sẽ giảm và thiệt hại ước tính là 4.17 tỉ dollars mỗi năm cho California.
Quay lại VN , trên số liệu của Chính phủ là 48.000 khách/ ngày, tương đương 17 triệu khách/năm sẽ sử dụng ĐSCT vào năm 2030 là con số khả tín để ra quyết toán đầu tư, vậy thì hiệu quả lời lỗ như thế nào nếu cho là 17 triệu luợt khách hàng năm sử dụng ĐSCT sao không thấy đề cập đến?
Một vấn đề không kém quang trọng, nếu như ĐSCT được xây dựng thì sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư cho những phương tiện giao không khác như đuờng bộ cao tốc, phi trường là bao nhiêu? Không thấy VN đề cập tới trong các số liệu đang thảo luận.
Ví dụ: Cơ quản lý dự án ĐSCT California phân tích rằng , nếu không có ĐSCT, Califonia sẽ cần thêm 4800 km làn đuờng cao tốc và thêm năm phi trường vào năm 2030 và dự toán chi phí là 82 tỷ dollars , trên thực tế dẫu có ĐSCT hay không thì chí phí đầu tư cho hệ thống đường cao tốc và mở rộng phi trường đến năm 2030 với một khoản đầu
tư xấp xỉ và sự tiết kiệm cho việc xây dựng đường cao tốc chỉ khoảng 0,9 tỷ, đó là con số thật là nhỏ trong vai trò của ĐSCT tham gia vào làm giảm sự kẹt xe nếu không có hệ thống ĐSCT. Và trong thực tiễn của những nước như Nhật Bản và Pháp với hệ thống ĐSCT tốt, phương tiện đi lại bằng đường hàng không vẫn là một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ và ưa thích.
Trong vị trí kinh tế của VN là nước mà 70% dân làm nông với phương tiện hạ tầng cơ sở giao thông yếu kém hiện nay, phát triển và hoàn thiện hệ thống đường bộ là ưu tiên và đường sắt khổ rộng là chiến lược đúng đắn để phát triển vận chuyển sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngay cả California là một tiểu bang công nghiệp kỹ thuật cao và nông nghiệp chỉ chiếm 2.2% GDP, Chính phủ vẫn coi ưu tiên phát triển mạng lưới đường cao tốc trên tất cả hệ thống và hình thái giao thông. Vậy cái gì là nền kinh tế chủ lực của VN trong 30 năm nữa và phương tiện và hình thái giao thông nào là thích hợp để đẩy mạnh hiệu quả cho kinh tế của VN?
Câu hỏi khác đặt ra, nếu như trọng tâm dốc vốn vào ĐSCT, VN còn có khả năng vốn đầu tư vào đường bộ cao tốc và đồng thời giúp phát triển của các ngành kinh tế giao thông tư nhân liên quan và gắn liền với đường bộ mà không thể xem nhẹ, trong bối cảnh kinh tế VN cần hợp tác thúc đẩy qua lại với các nước lân cận như Lào, Campuchia và Thái Lan?
Ngoài ra, vấn đề nảy sinh khác liên quan đến vấn đề an toàn cho người sử dụng cũng như an toàn dân cư sống hai bên ĐSCT, tác động môi sinh, và môi truờng không thể không tính đến. Với ĐSCT vận tốc 300 km/h đòi hỏi phải biệt lập và ngăn cách với những hình thái và sự vật xung quanh gần như suốt cả tuyến đường để đạt yêu cầu an toàn . Liệu các nhà hoạch định chính sách đầu tư có tính đến chi phí nảy sinh cho hàng trăm công trình ví dụ như cầu vuợt cho nguời dân sinh sống hai bên ĐSCT để giao thông qua lại một cách an toàn và thuận tiện?
Tóm lại, phát triển ĐSCT là một viễn ảnh (vision) tốt đẹp cho một đất nước phát triển, nhưng thực tế cần phải dựa trên thực lực, việc đầu tư phải có lợi chắc chắn, không thể làm trong cảm tính, với sự kích thích của ý muốn nóng bỏng, mà phải trên căn bản phân tích cặn kẽ, khoa học so sánh với nhiều phuơng án khác nhau thì mới mong có lợi cho XH về lâu dài. Theo nhận xét cá nhân tôi, trong điều kiện VN hiện nay, ĐSCT là chưa cần thiết, mà phải là hoàn thiện phát triển đường cao tốc là ưu tiên trên hết.
Kỹ Sư Nghĩa Nguyễn
Viện Thiết kế Cầu đường
Bộ Giao thông tiểu bang California
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét