- Xưa kia, thời nào vua sáng, tôi hiền, tướng giỏi, khoan thư sức dân thì quốc gia hưng thịnh, bách tính yên vui, ngai vàng vững chắc. Ngược lại, vua hèn, nịnh thần, tham quan, chính sự hà khắc, dân chúng lầm than thì triều đại diệt vong hoặc nước mất.
- Lãnh đạo mà quang minh chính đại thì được dân kính trọng và tin tưởng; ngược lại, nếu không trong sáng, khi phát biểu người ta buộc phải vỗ tay nhưng trong lòng người ta khinh thường. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn.
- Nóc đã dột thì trong nhà khó có chỗ nào khô.
- Không trọng đãi hiền tài thì không dùng được chất xám, thiếu chất xám thì khó có chủ trương đúng, kế sách hay.
- Mua quan bán chức thì bộ máy kém chất, dễ sinh tiêu cực, sai trái; đã mất tiền mua thì khi có chức quyền, họ phải tìm cách thu lại khoản tiền đã bỏ ra và kiếm lãi thêm mới sinh tham nhũng, lừa lọc.
- Dân chủ, cởi mở thì được lòng người, đoàn kết được rộng rãi, độc tài; cấm đoán chỉ gây bất bình và chuốc lấy sự phản kháng.
- Chủ trương chính sách đúng, ích nước lợi dân thì bản thân nó là công tác tư tưởng hữu hiệu nhất, chẳng phải tuyên truyền nhiều mà có sự đồng thuận, dân tự giác thực hiện; ngược lại, chủ trương chính sách sai, hại nước thiệt dân thì dù tốn bao nhiêu tiền của giấy mực tuyên truyền dân vẫn không thông.
- Đã là kinh tế thị trường thì vật giá lên xuống là theo luật cung cầu và luật cạnh tranh, chả có mệnh lệnh, chỉ thị nào của chính quyền có thể điều khiển được.
- Điện, xăng là hai thứ có tính chất chi phối, khi giá điện, giá xăng tăng thì mọi thứ tăng theo. Không thể không ảnh hưởng đến đời sống của dân.
- Đã lạm phát thì đồng tiền mất giá, tiền mất giá thì giá cả mọi thứ tăng, chả có phép mầu nào bình ổn được, cuối cùng là người thu nhập thấp lại phải “thắt lưng buộc bụng” thêm.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 2000 USD, người nông dân (chân lấm tay bùn), người công nhân (lương hơn 1 triệu), người buôn bán rong được hưởng gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét