Trang

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

Bệnh đau lưng (đau cột sống)

I- Các nguyên nhân

Cột sống gồm trên ba mươi  đốt sống ( vertebrae) chồng lên nhau. Cột sống chạy từ đáy hộp sọ xuống tới cuối lưng, bao bọc và bảo vệ dây cột sống (spinal cord). Dây cột sống gổm những tế bào thần kinh và những bó sợi thần kinh kết nối tất cả các bộ phận của cơ thể với não bộ. Từ dây cột sống phát xuất những cặp  dây thẩn kinh nhỏ chạy xuyên qua các lỗ trống của các đốt sống.

Các đốt sống được  các cơ, gân và dây chằng neo lại với nhau. Giữa các   đốt sống có những đĩa liên hợp (intervertebral disks) làm đệm tránh cho các đốt sống va chạm vào nhau khi người ta đi bộ hay chạy nhảy. Các đĩa  liên hợp (đĩa đệm) này còn giúp cột sống có thể vặn vẹo,  khum xuống hay duỗi ra



  
Cột sống (vertebral column) gổm những đốt sống (vertebra) và đĩa đệm( liên hợp) (intervertebral disks) bao bọc dây cột sống. Các cơ (muscles) cùng với gân, dây chằng neo các đốt sống lại với nhau Các dây thần kinh (nerves) từ dây cột sống chạy xuyên qua các lỗ trống của các đốt sống tới khắp cơ thể..  Sacrum là xương cùng của cột sống

Phần dưới  lưng gánh chịu hầu hết trọng lương cơ thể nên là vùng bị đau nhiều nhất, Dưới đây là một số những chứng đau thông thường


1- Căng cơ, bong gân và co thắt ( strains, sprains and spasms)

Nguyên nhân thông thường nhất của chứng đau lưng là tổn thương của cơ lưng ( chúng căng cơ) hay dây chằng (chứng bong gân). Cả hai chứng bệnh này có thể xẩy ra vì nhiểu lý do như nhấc vật nặng lên không đúng cách, tập tạ quá sức và tư thế vận động sai lệch. Chẳng hạn như khi bạn xoay mình ở vùng eo, phần dưới lưng là điểm quay nên dể bị căng cơ nhất (xem hình vẽ) 





Đôi khi bị căng cơ hay bong gân người ta cảm thấy đau ngay, nhưng có những trường hợp khác thì chỉ thấy đau và lưng cứng đơ về sau.Một cơ bị tổn thương có thể “thắt lại” gây ra chứng co thắt nhằm giữ cho vùng bị tổn thương bất động giúp tránh bệnh trở thành nặng hơn


2- Viêm xương-khớp (osteoarthritis)
Đôi khi bệnh đau lưng liên quan tới chứng viêm xương-khớp cột sống, một chứng bệnh làm các đĩa đệm (liên hợp) thoái hóa dần. Sự thoái hóa này làm mất chất đệm  giữa các đốt sống nên các mặt khớp của các đốt sống này dồn ép chặt vào nhau làm cho  lưng đau và  lưng cứng ngay đơ. Để bù đắp lại các thay đổi này, cơ thể thúc đẩy những xương mới gọi là  xương gai (spurs) mọc thêm ra để hỗ trợ cho các vùng mà  áp lực đè nén tăng.
Bệnh viêm xương-khớp cột sống chỉ phát triển sau nhiểu năm hoạt động thể lực nên đươc gọi là “ viêm khớp do hao mòn-hao rách”. Bệnh mập phì và thương tích nơi các khớp là những yếu tố rủi ro khác nữa của bệnh viêm xương-khớp cột sống





  Mặt  khớp ( facet joint)  Xương gai  (spur)    Đĩa liên hợp (đĩa đệm) bị đè ép (compressed disk)
 3- Đĩa liên hợp  thoát vị (herniated disk)
Bình thường ra  sự hao mòn lâu ngày có thể làm cho một trong các đĩa liên hợp  (đĩa đệm) bị vỡ (thoát vị)  Sự cứng cơ quá mức hay chấn thương cột sống cũng có thể gây ra cùng  hậu quả. Nhiều người gọi đó là đĩa đệm  bị “ trật” ra ngoài.





    Đĩa thoát vị ( herniated disk)  Dây thẩn kinh bị kẹt (pinched nerve)  ây thẩn kinh tọa (sciatic nerve)

Khi đĩa đệm thoát vị cấn vào một trong 50 dây thần kinh từ  dây cột sống chạy ra  thì bênh nhân sẽ thấy đau lưng. Dây thần kinh tọa (sciatic nerve) chạy từ  dây cột sống xuống  tới chân là dễ bị ãnh hưởng nhất. Khi dây thần kinh này bị đè  nén hay viêm sưng  thì  sẽ làm đau gắt và nhói nơi lưng dưới, mông và  chân (bệnh sciatia)

Xin vào www.youtube.com/watch?v=unHg3LmpKJw  để nghe phỏng vấn trên YouTube vể bệnh đau lưng thẩn kinh tọa


4-Bệnh loãng xương (osteoporosis)

Khi người ta về gìà, lương calcium trong xương giảm. và  mật độ  xương giảm theo làm cho xương trở thành sốp và dòn. Đó là bệnh loãng xương.
Nhưng tại sao bênh loãng xương lại liên quan tới đau lưng. Có nhiều lý do lắm.
Nếu bạn bị bệnh loãng xương thì các  hoạt động hàng ngày có thể làm bạn đau  lưng dưới và làm phẩn trước của các xương yếu bị bể  Người ta gọi đó là gãy  xương vì  đè ép. (compression fracture ). Té ngã cũng gây hậu quả tương tự


                                          Gãy xương cột sống vì đè ép


5- Bệnh mệt mỏi  đau nhức toàn thân (fibromyalgia)

Đây là một chứng bệnh mạn tính có đặc tính làm bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi  và các cơ, gân và dây chằng trên toàn thân kể cả lưng dưới đều bị đau ..
Những người bị bệnh này thường thấy các cơ toàn thân đau suốt nhiều tháng liền (ít nhất ba tháng) kèm theo đau và nhạy cảm với đau tại ít nhất 11 trong số 18 “điểm nhạy c ảm” ghi trên hình



Cũng còn có những nguyên nhân khác gây đau lưng  như bệnh vẹo cột sống  (scoliotis), bệnh ung thư cột sống, bệnh nhiễm khuẩn cột sống. hội chứng đuôi ngựa... Nhưng hiếm khi đau lưng có liên quan tới  những bệnh nghiệm trọng hơn như nhiễm khuẩn, tiểu đường, bệnh thận, hay ung thư.

Nếu bạn bị đau lưng nhiểu thì nên đi bác sĩ khám để định bệnh và chữa trị       Bác sĩ thường ra sẽ khám lưng và đánh giá khả năng ngồi, đứng, đi và nhấc     chân của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ dùng búa cao su để trắc nghiệm phản ứng của  bạn nhằm xác đinh xem chứng đau lưng từ đâu ra hay bạn có bị chứng co thắt hay không… Nhờ vậy bác sĩ sẽ có thể loại bỏ đươc những nguyên nhân đau lưng nghiêm trọng hơn.  Trong trường nghi là đau lưng vì khối u, gẫy xương,   nhiểm khuẩn… thì  bác sĩ  có thể  gởi bạn đi chụp hình quang tuyến X hay cộng hưởng  từ (MRI) hoặc scan xương , làm EMG ( electromyography-phép ghi cơ   điện).
Hình chụp quang tuyến X cho thấy các xương có sắp thẳng hàng không và bạn có bị gãy xương hay viêm khớp hay không chứ không cho thấy trực tiếp các vấn đề về dây cột sống, cơ, dây thần kinh và các đ ĩa đệm
Hình chụp MRI giúp phát hiện các đĩa thoát vị hay các vấn đề  về xương, cơ, mô,dây thần kinh, dây chằng và mạch máu.
Scan xương giúp tìm kiếm các khối u xương và các chỗ gẫy xương vì  đè ép gây ra bởi bệnh loãng xương ( phương pháp này ít khi dùng)                                                                
Phép ghi cơ điện (EMG) đo các xung điện phát ra bởi dây thẩn kinh và các phản ứng của cơ, giúp xác định sự  đè ép dây thẩn kinh do đĩa thoát vị hay sự thu hẹp  ống tủy sống  ( bệnh stenosis)

 II- Các yếu tố rủi ro

Các yếu tố tăng rủi ro bị bệnh đau lưng dưới gổm có:
- hút thuốc
- mập phì
- tuỗi già
- nữ giới
- công việc chân tay nặng nhọc
- công việc văn phòng ( ít di chuyền)
- công việc gây nhiều căng thẳng
- lo âu
- trẩm cảm

III- Phòng ngừa

Bạn có thể tránh bị đau lưng bằng cách cải thiện tình trạng thể lực của bạn và  học hỏi cũng như thực hành cách vận hành cơ thể cho đúng.
Muốn giữ cho lưng bạn đươc lành mạnh và cứng cáp bạn nên làm những điểu sau đây:

1- Tập thể dục Chọn những môn tập tăng cường sức mạnh và sức chiụ đựng     của lưng và giúp các cơ làm việc tốt hơn . Đi bộ và bơi lội .là tốt nhất.

2- Rèn luyện sức mạnh và sự mềm dẻo của các cơ  Luyện tập cơ bụng và lưng  để cho  các cơ này phối hợp với nhau tạo thành như một cái yếm  tự nhiên bảo vệ cho lưng của bạn. Sự mềm dẻo của háng và phần chân trên  giúp bạn cảm thấy  lưng dễ chịu hơn

Xin vào http://www.mayoclinic.com/health/core-strength/SM00047 để xem biểu diễn những động tác thể dục nổng cốt   

3- Bỏ thuốc. Khi hút thuốc, mức oxygen trong các mô cột sống giảm làm cản trở tiến trình lành bệnh

4- Giữ sức cân năng cho vừa phải. Khi bạn quá mập các cơ ở lưng sẽ bị kéo căng vì vậy bạn phải tìm cách giảm cân để tránh đau lưng

Làm sao vận hành cơ thể cho đúng cách?

1- Đứng cho thẳng để cho khung xương chậu ở vị trí chính giữa người .,Nếu phải đứng lâu , hãy luân phân gác  bàn chân lên một ghế thấp để giảm sức đè nặng lên lưng dưới

2- Ngồi cho đúng tư thế  . Chọn chiếc ghế có cái đỡ lưng dưới , tay tựa và đế xoay đươc. Chêm một cái gối hay một cái khăn cuốn phiá sau lưng dưới để giữ cho độ cong của lưng đươc bình thường. Đẩu gối và hông phải  ngang nhau



3- Nhấc đồ vật cho đúng cách. Để cho chân làm việc. Thân người đưa lên và xuống cho thẳng. Giữ cho lưng thẳng và chỉ gập đẩu gối mà thôi. Vật đươc nâng lên phải giữ sát người Tránh đừng vừa nâng vừa xoay người cùng một lúc. Tìm người  phụ giúp nếu vật quá nặng hay khó dời 

  



IV- Trị liệu

Phẩn lớn chỉ một vài tuẩn chăm sóc ở nhà và giữ gìn cẩn thận thì hầu hết các bệnh đau lưng sẽ đỡ nhiều. Vể thuốc thì,bạn chỉ cẩn uống đều đặn thuốc giảm đau bán tự do ở tiệm thuốc. Nằm nghỉ trên giường ngắn hạn thì đươc, nhưng nằm lâu quá vài ngày sẽ hại hơn là lợi. Nếu không đỡ, thì bác sĩ sẽ cho thuốc mạnh hơn hoặc dùng những liệu pháp khác.

1-Thuốc men  
Bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm không có steroid hay trong vài trường hợp một thuốc thư dãn cơ để làm dịu bớt đau lưng nhẹ hay vừa phải mà thuốc giảm đau mua tự do không có hiệu nghiệm. Các thuốc ngủ như codeine và hydrocodone có thể hữu ích nhưng chỉ được dùng một thời gian ngắn dưới sự giám sát của bác sĩ
Một vài loại thuốc chống trầm cảm với liều lương thấp- đãc biệt là các chất chống trầm cảm tricyclic như amitripine—cũng có thể giúp giảm bệnh đau lưng kinh niên

2- Vật lý trị liệu và thể dục
Một chuyên viên vật lý trị liệu có thể dùng những liệu pháp như kích thích và thư dãn cơ bẳng nhiệt, nước đá, siêu âm hay điện  để giảm đau nơi các cơ và các mô mềm ở lưng.Khi đã đỡ đau, bạn sẽ đươc chỉ dẫn cách tập thể dục để tăng sự mểm dẻo, sức manh của các cơ lưng và bụng đồng thời cải thiện tư thế đi đứng.  Nếu cứ theo đúng kỹ thuât chỉ dẩn một cách đểu đặn thì sẽ không sợ bị bệnh trở lại

3-Chích thuốc
Nếu các phương pháp trên không giảm đau và nếu đau truyền xuống tới chân thì bác sĩ có thể phải chích cortisone vào vùng quanh dây cột sống  (vùng ngoài màng cứng- epidural space). Thuốc chích cortisone giúp giảm viêm xưng quanh các rễ dây thần kinh nhưng chỉ giảm đau đươc dưới 6 tháng
Trong vài trường hợp, bác sĩ có thề chích thuốc gây tê vào ngay chỗ hoặc gẩn cấu trúc gây ra đau lưng. Thuốc Botox cũng có thể giảm đau lưng nhưng chỉ có hiệu lực chừng ba hay bốn tháng

4- Giải phẩu
Không có mấy người cẩn phải mổ vì đau lưng. Hiện không có kỹ thuật giải phẫu nào có hiệu quả đối với bệnh đau lưng liên quan tới các cơ và mô mềm.Thường ra giải phẫu chỉ dùng cho trường hợp đĩa đệm bị thoát vị ( herniated disk). Ai mà bị đau không ngưng hoặc có cơ bị yếu dẩn do sự đè nén dây thẩn kinh thì tốt nhất là nên giải phẫu.. Có nhiểu loại giải phẫu

Gắn liền (fusion)  Hai đốt sống được gắn dính vào nhau để loại trừ càc chuyển động gây đau. Một mảnh ghép đươc đặt giữ hai đốt sống rồi tất cả được nẹp lại với nhau với những tấm kim loại, đinh ốc .Bất lợi là có nguy cơ bị viêm khớp ở các đốt sống kế bên

    


Thay đĩa đệm ( liên hơp) Một đĩa nhân tạo đươc dùng làm đệm giữa hai đốt sống


    
            Đĩa nhân tạo


Lấy bỏ một phẩn của đĩa đệm  Nếy vật liệu của đĩa đè  ép lên một dây thẩn kinh thì bác sĩ có thễ chỉ cắt bỏ phần đĩa gây  ra vấn đề

Lấy bỏ một phẩn đốt sống Nếu cột  sống có những gai mọc ra làm cấn dây cột sống hay các dây thẩn kinh thì bác sĩ có thể chỉcắt bỏ phẩn đốt sống liên hệ để giải toả dây thẩn kinh

5- Các phương pháp ngoại khoa khác
Nhiều người lựa chọn những cách trị liệu bổ túc hay ngoai khoa khác như:

Chỉnh hỉnh  Đây là  một liệu pháp rất thông dung trong việc trị bệnh cột sống

Châm  cứu  Liệu pháp này đươc chứng tỏ có hiệu nghiệm đối với một vài loại đau mãn tính. Một số bệnh nhân bị đau lưng dưới cho biết là châm cứu làm dịu bớt các triệu chứng

Xoa bóp  Cách này giúp thư dãn khi bị đau lưng do cơ bị căng thẳng hay làm việc quá độ.

Theo MayoClinic.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét