Tác giả: NGUYỄN QUỐC TÍN
(TuanVietnam.net)
Trong cuộc tranh luận của Quốc hội, liệu có nên đường sắt cao tốc không, một vị đại biểu nói "những nước có chỉ số IQ cao đều làm đường sắt cao tốc". Nói như vậy có hàm ý trí thông minh có gắn với dân tộc hay không?
Thật khó phán xét trí thông minh của một người, chưa muốn suy rộng ra sự thông minh của cả một cộng đồng, một chủng tộc, một dân tộc. Bởi thông minh có thể có rất nhiều loại.Thông minh và những khái niệm khác biệt
Xưa kia, trong những câu chuyện kể, các thần đồng ở nước ta được coi là thông minh xuất chúng qua những câu ứng đối, "xuất khẩu thành thi" và nhất là đối ngay được một vế đối đặt ra ("xuất đối dị, đối đối nam" mà!), kể cả những câu đối bằng chữ Hán phức tạp bao gồm cả chiết tự, điển tích...
Cách kiểm tra ấy tuy không tính thành điểm cụ thể nhưng có thể coi là kiểu xác định IQ của ta. Nhiều sự nghiệp của một danh nhân chúng ta chẳng biết được gì hơn, ngoài khoảng một chục đôi câu đối "để đời". Điều này cũng tương tự với việc đo chỉ số IQ ở chỗ là so sánh sự phát triển trí tuệ vượt trội của những người cùng lứa tuổi (IQ vốn là thương số thông minh, xác định tỷ số giữa tuổi trí tuệ và tuổi sinh học).
Cũng theo truyền thuyết này, nhiều "thần đồng" giỏi ứng đối ấy thường là những vị đỗ đầu (tức Trạng nguyên) trong cuộc thi tuyển của Triều đình, thậm chí ngay khi còn ở lứa tuổi thiếu niên, mới 13, 14 tuổi đã "cưỡi cổ" thiên hạ.
Trạng Lường Lê Thế Vinh |
Thông minh đôi khi có thể đánh giá qua sự nhanh trí giải quyết một vần đề cụ thể. Có thể lấy Trạng Lường Lương Thế Vinh (1441-1495) làm ví dụ. Từ hồi nhỏ, ông đã tìm được cách đổ nước để lấy quả bưởi trong hố lên, sau này khi đã là Trạng, nổi tiếng cả ở Trung Quốc, đã giải những bài toán kiểu "cân voi", "xác định chiều dày một tờ giấy" theo thách đố của sứ Tàu (mà những bài toán kiểu này chắc các em lớp 3, lớp 4 ngày nay cũng nghĩ ra ngay)...
Theo sử liệu, ông là tác giả của tác phẩm là "Đại thành toán pháp", được nói đến như sách giáo khoa cho các sĩ tử suốt mấy trăm năm (?). Nhưng bản thảo đã thất truyền khiến ta không thể bíết đó có phải những phát minh về Toán học (hoặc chỉ là những tổng kết) và ở mức độ nào trong lịch sử Toán học thế giới.
Cùng năm sinh với Lương Thế Vinh, còn có Vũ Hữu, được vua Lê Thánh Tông khen là "Thần toán", viết cuốn "Lập thành toán pháp" cũng thất truyền, nói về cách đo tính ruộng đất rất phổ biến trong toàn quốc.
Hiểu "thế nào là thông minh" khác nhau khá nhiều từ Đông sang Tây. Khoa học hiện đại dù bộ môn Thần kinh học rất phát triển: Đo điện não đồ, quét não, chụp não, xác định tốc độ truyền dẫn thần kinh, rồi khám phá bản đồ gen để biết tập hợp những nhóm ADN nào liên quan đến khả năng gì... vẫn chẳng thể cho ta một câu trả lời rõ ràng, thuyết phục.
Những tranh luận xung quanh trí thông minh đã, đang và sẽ tốn không biết bao nhiêu thời gian và giấy mực nữa, song dù chưa có những nhất trí, người ta vẫn tuyển chọn, bồi dưỡng và thu hút được nhân tài với những thành công đáng kể và thu được những hiệu quả xã hội lớn.
9 kiểu thông minh và "những nhà bác học ngốc nghếch"
Theo phân loại của Giáo sư Tâm lý học Howard Gardner (Hoa Kỳ) được nhiều người thừa nhận (và thường gọi là thuyết đa thông minh - theory of multiple intelligences), có ít nhất 7 kiểu thông minh (thông minh về lời nói, ngôn ngữ; thông minh về logic, toán học; thông minh về thị giác, không gian; thông minh về âm nhạc; thông minh về cơ thể, cử chỉ; thông minh về xã hội, giao tiếp; thông minh về nội tâm). Sau này, người ta còn bổ sung thêm hai kiểu thông minh nữa là trí thông minh thiên nhiên và trí thông minh sinh tồn.
Cách phân chia như vậy dường như không có sự phân biệt giữa 2 khái niệm "thông minh" và "năng khiếu". Mà theo cách hiểu thông thường một số dạng thông minh mà Gardner nói đến chỉ là năng khiếu mà thôi.
Vả chăng, trong ngôn ngữ học, đôi khi không có những từ ngữ đối chiếu hoàn toàn tương đương nên nếu đi sâu hơn nữa sẽ không tránh khỏi những tranh luận kéo dài.
Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim (viết năm 1919, cách đây gần một thế kỷ) đã nhận xét: "Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt Nam có cả tính xấu lẫn tính tốt. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức, lấy sự nhân, lễ, nghĩa, trí tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt và hay bài bác, nhạo chế". Nếu quả thực về đàng trí tuệ, nếu "trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, ..., sàng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức", thì đó mới chỉ là những lợi điểm có thế phát huy ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Học hành để tích luỹ kiến thức, dùng cho giai đoạn chủ yếu của cuộc đời là làm việc, gây dựng sự nghiệp, nuôi sống gia đình, đóng góp cho xã hội. Chính tại giai đoạn chủ yếu này, trí thông minh thể hiện rõ nét và phát huy. |
Hiện tượng đó, các nhà tâm lý gọi là "hội chứng các nhà bác học ngốc nghếch". Nhà phát minh thiên tài của nhân loại (tất nhiên, một đầu óc sáng tạo khủng khiếp) là Edison thuở nhỏ chẳng bị đuổi học vì "không có khả năng học tập" đó sao? Rồi Einstein thuở nhỏ nghe nói cũng bị tự kỷ.
Mỗi kiểu thông minh theo phân loại trên có những phẩm chất và khả năng cơ bản, có thể có hoặc không liên hệ với nhau. Mỗi kiểu có một vùng khác nhau trên não bộ phụ trách (?) và đều có thể cải tạo, phát huy.
Cách phân loại ấy có thể giải thích thoả đáng vì sao một người học hành rất dở nhưng lại thành công trong kinh doanh hoặc trên chính trường. Vì sao một thiên tài toán học đầy đủ các bằng cấp, danh hiệu, giải thưởng, song khi đặt vào vị trí lãnh đạo một viện Toán lại để cho cơ quan bí bét, rối beng.
Người ta đã từng vận dụng cách phân loại này để hướng nghiệp cho học sinh, nhằm sắp xếp "người nào việc ấy", "dụng nhân như dụng mộc", "hạn chế sở đoản, phát huy sở trường" làm lợi cho bản thân người lao động, tăng hiệu quả phục vụ xã hội.
Cũng như vậy, để tuyển những người hoạt động trong lĩnh vực trí tuệ như hoạt động khoa học chẳng hạn, cần lựa chọn những người nổi trội về trí thông minh logic, sáng tạo... Đó là những người có khả năng tiếp thu những kiến thức mới nhanh, nhạy cảm, chính xác và có khả năng tự tìm ra những kiến thức mới (khả năng khai phá) trong từng vấn đề cụ thể, và trí thông minh theo cách hiểu thông thường thuộc loại này.
Albert Einstein |
Hiện tượng thông minh của người Do Thái
Nếu trí thông minh có tính cá nhân, thì chủng tộc, cộng đồng và cả một dân tộc có vai trò gì không? Nói cách khác, có chủng tộc nào có trí thông minh vượt trội không? Khẳng định điều này rất dễ rơi vào "thuyết ưu sinh" của chủ nghĩa quốc xã Đức.
Năm 1994, tác phẩm "Đường cong hình quả chuông" của hai tác giả Herrstein và Muray, trên cơ sở phân tích chỉ số IQ đã rút ra một loạt kết luận khi áp dụng vào xã hội, không những chỉ gây tiếng vang rộng rãi trong giới khoa học mà còn bị phản ứng gay gắt của quần chúng đối với nó. Thậm chí các tác giả còn bị lên án là "phân biệt chủng tộc" khi đề cập đến trí thông minh của các cộng đồng trong một xã hội.
Nếu quả thật trí thông minh bị tách rời khỏi chủng tộc, tại sao khi GS Ngô Bảo Châu được giải Toán học Fields tầm cỡ lớn của quốc tế, từ các lãnh đạo cao cấp đến báo chí đều nói "điều đó chứng tỏ "trí tuệ của dân tộc Việt Nam" không hề thua kém"?
Lại nữa, trong cuộc tranh luận của Quốc hội, liệu có nên đường sắt cao tốc không, một vị đại biểu nói "những nước có chỉ số IQ cao đều làm đường sắt cao tốc". Nói như vậy có hàm ý trí thông minh có gắn với dân tộc hay không? Chắc chắn là có hàm ý ấy.
Những thống kê về tỷ lệ các giải thưởng quốc tế như giải Nobel, giải Fields... mà người "gốc Do Thái" sở hữu, những nhân vật gốc Do Thái đứng đầu các ngành văn học, nghệ thuật và cả chính trường nữa buộc ta phải suy nghĩ đến sự liên quan giữa trí thông minh và chủng tộc.
Song từ thông minh đi đến thành công thì còn phải đòi hỏi nhiều điều kiện nữa, bao gồm cái tạm gọi là "nội lực" (phẩm chất cá nhân) và "ngoại lực" (môi trường và diều kiện làm việc).
Tuy nhiên, không thể nói dân tộc nào thông minh hơn dân tộc nào vì thế giới phát triển không đồng đều vì khoảng cách giữa các nước quá chênh lệch và ngày càng chênh lệch, khiến chẳng bao giờ mọi người được bình đẳng về điều kiện sống và làm việc.
Từ thông minh đi đến thành công thì còn phải đòi hỏi nhiều điều kiện |
"Người Việt Nam rất thông minh, cần cù lao động", "đất nước ta rừng vàng biển bạc, ruộng đất phì nhiêu, tài nguyên đa dạng và phong phú"... Đó là những điều chúng ta được dạy dỗ từ khi bắt đầu cắp sách đến trường, được nói đến trong những cuốn sách giáo khoa dùng cho học sinh và tự giới thiệu ra nước ngoài.
Tuy vậy cũng có những quyển sách viết dè dặt hơn. Chẳng hạn Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim (viết năm 1919, cách đây gần một thế kỷ) đã nhận xét: "Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt Nam có cả tính xấu lẫn tính tốt. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quí sự lễ phép, mến điều đạo đức, lấy sự nhân, lễ, nghĩa, trí tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt và hay bài bác, nhạo chế".
Nếu quả thực về đàng trí tuệ, nếu "trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, ..., sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức", thì đó mới chỉ là những lợi điểm có thế phát huy ở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời. Học hành để tích luỹ kiến thức, dùng cho giai đoạn chủ yếu của cuộc đời là làm việc, gây dựng sự nghiệp, nuôi sống gia đình, đóng góp cho xã hội. Chính tại giai đoạn chủ yếu này, trí thông minh thể hiện rõ nét và phát huy.
Bằng sự trải nghiệm của một người đã làm công tác nghiên cứu khoa học ở tuổi ngoài 70 và cố gắng khách quan, không e ngại ý kiến của mình có thể đụng chạm, tôi xin đưa ra một nhận định cá nhân. Đó là: Người Việt chỉ thông minh vừa phải mà không thuộc loại thật xuất sắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét