Nguyễn Quang A
Điều 10 của Luật ngân sách nhà nước quy định: “Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”. Theo tinh thần điều này nếu các nguồn thu khác của Đảng Cộng sản Việt Nam (như đảng phí và các khoản thu khác) không đủ chi thì ngân sách nhà nước sẽ bù phần thiếu. Tuy nhiên, không thấy báo cáo chi tiết về khoản này trong ngân sách nhà nước. Các số liệu của Tổng cục Thống kê cũng không hề có số liệu như vậy (trừ khoản đóng góp vào GDP của “hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội” [năm 2008 là 1874 tỷ đồng] từ đó có thể suy ra con số nào đó về ước lượng chi ngân sách cho Đảng). Để làm gương và thúc đẩy sự minh bạch, ngân sách nhà nước nên công khai khoản này và Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nên công khai chi tiêu của mình (vì đều là dùng tiền của dân nên phải cho dân biết). Về mặt đạo lý cũng không thể chấp nhận việc mình không công khai minh bạch nhưng luôn hô hào người khác phải công khai minh bạch.Nguyễn Quang A
Việc Ủy ban nhân dân một phường tại Hà Nội xin doanh nghiệp “hỗ trợ” 30 triệu đồng để tổ chức đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam cấp phường, ngoài số tiền gần 113 triệu (112 triệu 940 ngàn đồng) do thành phố và quận cấp, gây xôn xao dư luận và Thành ủy đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Quận ủy làm rõ việc sai phạm này.
Hãy khoan bàn về sai phạm xin 30 triệu đồng tiền “hỗ trợ” cho đại hội mà chỉ xem vài điều “quá quen thuộc” nhưng thực ra phải là “lạ” ở đây.
Thứ nhất, sự lẫn lộn giữa đảng chính trị và chính quyền. Ủy ban nhân dân phường đi xin tiền hỗ trợ cho đại hội đảng cấp phường của một đảng chính trị. Sự chồng chéo và lẫn lộn này là vấn đề lịch sử của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Muốn xây dựng nhà nước pháp quyền (dù là pháp quyền xã hội chủ nghĩa), thì điều đầu tiên phải tách bạch đảng chính trị và chính quyền. Đó là hai thứ khác nhau, không thể lẫn lộn. Và chính sự lẫn lộn này đã tạo ra vô vàn tình thế trớ trêu, sự chồng chéo và kém hiệu quả của bộ máy nhà nước. Ông Bí thư đảng được coi là người cao nhất, ông có thể quyết định hay khiến người khác quyết định mọi chuyện, nhưng về mặt pháp lý ông chẳng có trách nhiệm gì. Nếu quyết định sai và ảnh hưởng đến công dân nào đó, sẽ chẳng có thủ tục nào để công dân kiện ông ta (tuy trong nội bộ đảng có thể). Đã đến lúc phải tách bạch chuyện này và cần có luật riêng về đảng chính trị.
Thứ hai, tại hầu hết các nước, ngân sách nhà nước có hỗ trợ cho các đảng chính trị hoạt động. Khoản chi cho các đảng chính trị được ghi vào mục chi của ngân sách theo quy định của pháp luật và đó là một khoản thu của đảng chính trị đó. Với tư cách một tổ chức có tư cách pháp nhân, các đảng hoạt động theo luật pháp, kể cả luật kế toán và các luật thuế (tức là phải công khai các khoản thu-chi, tài sản, v.v.) như bất cứ tổ chức nào khác. Kể từ cuối tháng 7-1988 ở Việt Nam chỉ còn một đảng chính trị hoạt động hợp pháp, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 10 của Luật ngân sách nhà nước quy định, “Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”. Theo tinh thần điều này nếu các nguồn thu khác của Đảng Cộng sản Việt Nam (như đảng phí và các khoản thu khác) không đủ chi thì ngân sách nhà nước sẽ bù phần thiếu. Tuy nhiên, không thấy báo cáo chi tiết về khoản này trong ngân sách nhà nước. Các số liệu của Tổng cục Thống kê cũng không hề có số liệu như vậy (trừ khoản đóng góp vào GDP của “hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội” [năm 2008 là 1874 tỷ đồng] từ đó có thể suy ra con số nào đó về ước lượng chi ngân sách cho Đảng). Để làm gương và thúc đẩy sự minh bạch, ngân sách nhà nước nên công khai khoản này và Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nên công khai chi tiêu của mình (vì đều là dùng tiền của dân nên phải cho dân biết). Về mặt đạo lý cũng không thể chấp nhận việc mình không công khai minh bạch nhưng luôn hô hào người khác phải công khai minh bạch.
Thứ ba, lẽ ra nên công khai, nhưng do không có số liệu công khai, chúng ta hãy thử ước tính xem chi phí đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam hết bao nhiêu.
Có nhiều cách ước lượng. Theo Tổng cục Thống kê cả nước có 1327 phường, 617 thị trấn và 9111 xã. Hãy lấy con số tròn 100 triệu (thay cho 112,94 triệu của phường nêu trên của Hà Nội) cho mỗi đại hội phường thì hết khoảng 130 tỷ; các xã tính bằng một phần ba phường cho mức kinh phí cỡ 300 tỷ; các thị trấn tính mức như phường thì hết 62 tỷ. Tổng cộng hết cỡ 500 tỷ cho các cấp này. Tổng cộng có 646 huyện, thị xã và quận, chi phí ước tính cho mỗi đơn vị gấp 3 mức phường, tức 300 triệu, thì hết khoảng 200 tỷ. Có 44 thành phố, tính ở cấp này chi phí hết 50 tỷ. Đại hội toàn quốc ước hết 50 tỷ nữa. Tổng ước lượng chi phí đại hội các cấp theo đơn vị hành chính có thể là 800 tỷ.
Đó mới chỉ là ước lượng theo số các tổ chức đảng theo địa bàn hành chính. Còn có các tổ chức đảng của các cơ quan, ban ngành, khối doanh nghiệp, quân đội và công an. Có thể ước tính số lượng này cũng tương tự như số đơn vị hành chính (Theo Thành ủy TP Hồ Chí Minh, thành phố có 1.431 cơ sở đảng khối quận, huyện và có 1.321 cơ sở khối ngành). Nếu cộng thêm số này, số các cơ quan cấp bộ, thì ước lượng theo cách này sẽ có tổng kinh phí cỡ 1.800 tỷ.
Một cách ước lượng thứ hai. Phường được nói đến có 581 đảng viên, có 145 đại biểu dự đại hội và được cấp kinh phí 112,94 triệu (cỡ 200 ngàn/đảng viên). Số đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cỡ 3,7 triệu. Từ đó ta có ước lượng chi phí đại hội cấp cơ sở là khoảng 740 tỷ đồng. Ngoài đại hội cấp này còn có đại hội cấp huyện và tương đương, cấp tỉnh – bộ ngành, và cấp toàn quốc. Hãy giả sử chi phí đại hội cấp cao bằng nửa cấp dưới liền kề, ta có ước lượng về tổng chi phí là cỡ 1.400 tỷ (740 + 370 + 185 + 92,5).
Tất nhiên đấy chỉ là những ước lượng. Chi phí thực có thể ít hơn hay nhiều hơn vài lần song chắc không thể là chục lần. Có lẽ chi phí thực cho đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam là khoảng 1.500 đến 2.500 tỷ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét