Trang

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Chuyện tên riêng viết hoa

Từ ngữ được viết hoa, là một phát minh, mãi sau này mới có. Xưa kia người ta viết từ nào cũng “như nhau”, như nhau bởi vì trong đầu người ta chỉ biết có thế. 


Chỉ đến khi có sự tiến triển của tư duy, biết phân biệt được từ để gọi chung, và cũng từ ấy nhưng là tên riêng, nhu cầu ấy mới thúc đẩy việc tạo ra “chữ hoa” để mà tạo ra sự phân biệt. Như khi viết Cụ Hinh thì đó không phải là cụ, và cũng chẳng phải là hinh.

Một số nhà viết xứ Việt lại đua nhau theo trò chơi khác: muốn nâng nựng ai, hoặc nâng nựng một tổ chức nào, tóm lại: hứng lên, thì viết hoa nó lên! Nói theo mốt ngày hôm nay, thì đó là triệu chứng “đã dốt, còn tỏ ra nguy hiểm”.

Ca ngợi nhà nào đó, tự nhiên viết trống không “hoa” lên, thành những “Anh”, “Người”, “Ông”, “Cụ”. Nhưng thói thị phi thì vẫn vô thức lòi nguyên ra đó, vì hiếm thấy, hoặc không thấy viết “hoa” những “Bà,” “Chị”, “Em”, “Cháu”, “Chắt"…

Một danh từ chức vụ, tự nhiên người viết lên cơn khen nựng nhau, thế là viết nó thành “hoa” luôn, cứ như là danh từ riêng vậy. Nào bác Giám đốc trang trại, ông Chủ tịch phường, ngài Bí thư xã đội, bác gái vợ Trung tướng, cố Giáo sư, bà Tiến sĩ, v.v. Nhưng thói thị phi thì vẫn vô thức lòi nguyên ra đó, vì hiếm thấy, hoặc không thấy viết “hoa” những “Bảo vệ viên”, “Cấp dưỡng viên”, “Nhân viên”, “Bơm xe viên”…

Các tổ chức, là danh từ chứ không là tên riêng, dù có quan trọng đến đâu đi nữa. Ví dụ, đại sứ quán Việt Nam, chính phủ Việt Nam, quốc hội Việt Nam, nhà nước Việt Nam… thì những từ “đại sứ quán”, “chính phủ”, “quốc hội”, “nhà nước” là danh từ, chứ không phải là tên riêng, xin mời viết thường.

Được viết hoa, xin nhắc lại, chỉ là để phân biệt xem từ đó là danh từ, hay là tên riêng.
Tội đồ Hitler, thì vẫn phải viết hoa Hitler, vì đó là tên riêng, chứ không phải vì kinh tởm ông ta mà tôi viết thành ra không hoa, thành hitler, cho sáng lập trường.

Còn nhân dân, dẫu tôi yêu quí, thì tôi cũng không có quyền viết thành “hoa”, thành Nhân Dân, để chứng minh rằng tôi yêu quí nhân dân.

Nếu tôi muốn không tuân thủ ngữ pháp, hệ thống qui tắc viết nhằm để diễn tả được chính xác thông tin, thì tôi phải đề nghị, trao đổi để thay đổi ngữ pháp, chứ không phải tôi ngọ nguậy tùy hứng.

Vì, tôi không phải là người múa gậy một mình trên văn đàn.

Và một đất nước chỉ vào được qui củ, khi những qui tắc đã thỏa thuận rộng rãi được tôn trọng, trong hết thảy mọi lĩnh vực.
Đọc thêm!

Trung Hoa có nhiều điều khác người Việt


Nếu bạn gặp ai lần đầu ở xứ lạ, mà người đó bảo bạn rằng bạn là người Việt, không phải là người Hoa, thế mà thực sự đúng là như vậy, thì người đó quá là tài! Có những người như thế thật, người xứ tây hẳn hoi, nhưng chính tôi cũng không dám chắc mình đủ tinh anh được đến như thế. 

Chẳng cần phải lý sự nhiều, sự giống nhau giữa người Việt và người Hoa thật là lớn lao, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đọc chuyện của ai, chứ đọc chuyện của xứ Hoa thì người Việt cảm thấy như họ đang nói chuyện về mình. Đọc Lỗ Tấn, tôi cứ đinh ninh mãi rằng bác AQ là người Hoa... gốc Việt. Vua quan triều Nguyễn thì ăn mặc còn Hoa hơn cả vua quan Trung Hoa triều Thanh, chuyện ấy, chả phải nhắc.

Giống là vậy, thế nhưng nhìn cho kĩ, nhiều điều của xứ Hoa vẫn cứ khác xứ Việt.

Nhắm tới tự quyết tinh thần

Xứ Hoa thu thập đủ các lý thuyết thập phương. Nhưng dù có những giai đoạn họ không hề hiểu rõ các lý thuyết đó ra làm sao, họ im ỉm không cam chịu làm nô lệ đơn thuần cho những lý thuyết đó. Ngược lại là khác, họ tìm cách Trung Hoa hóa chúng, tìm cách khai thác chúng một cách sinh lợi, theo quan niệm của họ. Phật giáo là một ví dụ. Ngay cả học thuyết Marxist-Leninist, một khi vào đến Trung Hoa, nó cũng rất nhanh chóng nhuộm chuyển thành học thuyết Mao Trạch Đông, một cách dứt khoát, dẫu có cực đoan thêm hơn lên.

Trung Hoa không tự trói mình trong tập tục về sự biết ơn vô bờ. Xử sự của họ với Liên bang Soviet là ví dụ điển hình, sau chịu ơn được việc, là ngang hàng lập tức.

Cái tinh thần gắng leo thật sự lên đỉnh của thiên hạ đó của xứ Hoa, là cái chưa có ở người Việt.

Tinh thần thực dụng

Nói là một chuyện, làm ăn sinh sống là chuyện khác, đó cũng là một tinh thần Hoa thật mãnh liệt. Khổng giáo khinh thường, chê bai buôn bán đến đâu đi chăng nữa, thì buôn bán vẫn luôn luôn là lý tưởng và thực hành lớn lao trong đời sống người Hoa. Tôi từng quen biết một kĩ sư trẻ người Hoa, anh này giỏi giang, sáng sủa, hàng ngày chăm chỉ leo xe bus đi làm, chứ không diện xe ôtô riêng đẹp để tán các người đẹp dù cho thu nhập của anh thừa sức. Trong khoảnh khắc càfé thân tình anh ta thổ lộ riêng «bố mẹ tôi ráo riết rồi, đi làm là để có phiếu lương để đi vay tiền, cứ mua cho xong được ba cái căn hộ đơn cho thuê, khi ấy là xong cái nghề đi làm, rồi muốn bay nhảy gì thì hẵng. Tôi đã mua được hai cái.»

Người Việt tuy là học mượn, học nhờ Khổng giáo, nhưng lại cứ làm như mình là con đẻ chính nòi chân chính của Khổng giáo, bắt chước phải cho triệt để cái thuyết đó theo tưởng tượng của mình, để mà khinh thường buôn bán thật sự, đến mức căm phẫn buôn bán. Đã là bắt chước, thì đúng là chỉ theo được cái bóng chước bên ngoài.

Người Trung Hoa hôm trước mang cả ông Khổng Tử ra đấu tố, cứ như là ông ấy đang phạm phải tội bè phái chống chủ nghĩa Mao Trạch Đông. Hôm nay, tên tuổi của ông Khổng Tử lại được thắp sáng choang, y như là tượng Nữ Thần Tự Do bên bờ New York. Nếu bạn ngạc nhiên vì điều bình thường đó, chẳng qua là vì bạn chưa hiểu văn hóa Trung Hoa, và hơn nữa, nếu bạn là người Việt, thì bạn chưa hiểu chính mình.

Bao dung vì lợi

Ngay từ thời xa xưa, các đạo quân Trung Hoa đánh chiếm đến đâu cũng thường đã sẵn sàng nhiều phương phép, hoặc là làm cỏ man rợ các thành trì bất khuất, hoặc là cho các quân tướng của các thành trì đã sớm đầu hàng được giữ nguyên tước vị. Họ không lo vác theo các loại bộ máy quan lại to nhỏ đông đúc li ti để thay thế cho bằng hết được các bộ máy ở mọi nơi mới bình định, chiếm đóng được. Có như thế, các đạo quân xứ Hoa mới đi được xa, mới thu giữ được thiên hạ mênh mông. Họ biết «bao dung vì lợi», để còn kiếm được những ích lợi thật to lớn hơn như thế nữa.

Ngay trong thời hiện đại, Trung Hoa đã vô cùng kiên nhẫn chờ cho hết các thời hạn để thu về trong hòa bình các lãnh địa Hongkong, Macao đã cực kì phát triển giàu có, và lại còn chấp nhận bình thản các thể chế kinh tế-xã hội khác biệt của chúng. Rồi tới đây, sẽ là Taiwan.

Nhưng họ cũng rất dứt khoát thoắt ra tay ở biển Đông khi thời cơ vừa hé lộ, không khác gì Tư Mã Ý nhanh tay bắt Mạnh Đạt ngày nào.

Người Việt thì bận lu bù trong các suy nghĩ tính toán thiệt hơn nhỏ nhặt.

Chép sử kĩ càng

Xứ Hoa có nền chép sử. Trong đống sử liệu đó, vàng, thau, thật, giả hỗn độn, nhưng vẫn có vàng, vẫn có thật. Tư Mã Thiên lạnh lùng chuyên nghiệp từ cả hàng ngàn năm, từ trước cả công nguyên, đã đành; ngay chuyện Tam Quốc bảy giả ba thật cũng đã khắc họa nhà nghề đời sống và con người đủ loại quí phái bần tiện, khắc họa sắc sảo, không nương tay.

Ngay trong thời hiện đại hôm nay, Mao Trạch Đông đã được đánh giá lại công khai, chính thống, là "bảy đúng, ba sai". Các nhân vật lịch sử hiện đại của xứ Việt thì thường phải "mười đúng, zero sai", hoặc “zero đúng, mười sai”, theo lối nghĩ thần thoại ông Thiện ông Ác. Hơn cả thế nữa, đã đúng, là đúng tiềm năng, đúng mãi mãi ; đã sai, là sai tiềm năng, sai muôn thuở.

Trung Hoa không mang tên vĩ nhân của họ ra đặt cho các địa danh lớn, họ hiểu rằng điều đó không được an bền, và không lấy được lòng người trong dài lâu.

Tính toán xa xôi

Nếu người Việt cũng thích nhìn xa xăm, thì cũng thường chỉ là để thỏa cơn mơ "chí khí", để khoe mẽ văn nghệ. Xứ Hoa khác, họ chắc chắn có kế hoạch cho 20 năm, cho 50 năm tới. Làm được hay không còn là chuyện khác, nhưng việc tính toán thật về đường dài nằm trong tâm trí của họ, và họ thi hành chúng. Người đã quen tính đường dài thì ung dung hơn, và đủ làm ngạc nhiên liên tục những người xung quanh chỉ quen tính đường ngắn, quen nghe ngóng, quen ăn thì ở độ.

Tầm vóc

Sự khác nhau căn bản nhất của xứ Việt và xứ Hoa, là tầm vóc. Nhưng người Việt lại hay quên nhất điều này.

Xứ Việt có tầm vóc thật là khiêm nhường so với xứ Trung Hoa, vậy mà lại cả ngàn năm cứ cố học nguyên xi theo Trung Hoa nhiều chuyện, điều đó là vô cùng không bình thường.

Để ví dụ, tầm vóc đã khác nhau đến như thế, mà trong lịch sử lại từng cùng đua nhau áp dụng Khổng giáo, thì sẽ là vô cùng khác nhau giữa vị thế của quốc gia đóng ngôi thiên tử với vị thế của quốc gia đóng phận dậu phiên khi phải gặp nhau.

Để ví dụ, tầm vóc đã khác nhau đến như thế, mà lại cùng áp dụng chính sách thương thảo tay đôi "đóng cửa bảo nhau", thì kết quả được chờ đợi từ mỗi bên khắc sẽ phải khác nhau đến thế nào.

Tạm kết

Có rất nhiều điều người Hoa nghĩ và hành xử khác người Việt mà người Việt cần học. Nhưng nếu lối học là học đuổi theo bóng, thì càng thu hoạch, càng ảo tưởng.

Học thật, tới nhẽ. Để tìm ra con đường thực sự sáng sủa, bền vững của mình, cho mình.

Và tất nhiên, đừng bao giờ chỉ học từ mỗi xứ Trung Hoa.

HOÀNG Hồng-Minh 
Tạp chí Tia Sáng - tiasang.com.vn
Đọc thêm!

Trịnh Cường ngữ lục – bài diễn thuyết bị ngắt quãng bởi 127 lần vỗ tay

Ghi chép những phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Trịnh Cường (鄭強) – Đại học Chiết Giang (Trung Quốc).

1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi.

2. Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói 2 ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có 2 người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe bus.

3. Nhật Bản xâm lược nước ta, vì nước ta có rất nhiều Hán gian. Sau này nếu Nhật lại xâm lược, thì chúng ta có Hán gian nữa không ? Ai sau này sẽ là Hán gian của Trung Quốc ? Đại bộ phận mọi người ở đây đều sẽ làm. Vì mọi người cười nhạo những người yêu nước, sùng bái quyền lực và tiền bạc, khinh bỉ lý tưởng và chí khí.

4. Hiện tại ai là Hán gian ? Là sinh viên Thanh Hoa, Bắc Đại ; vì họ dùng kiến thức học được để giúp người ngoại quốc khai thác thị trường nội quốc, đánh bại doanh nghiệp Trung Quốc.

5. Chúng ta coi thường giá trị lịch sử, cho rằng nhà cửa càng mới càng tốt, nhưng các bạn hãy đến các trung tâm thành phố ở Pháp mà xem, gần như không có công trình kiến trúc mới. Họ coi sự tích lũy lịch sử là đáng tự hào, còn chúng ta tự giày vò mình bằng cách không ngừng phá nhà xây nhà.

6. Bản chất của giáo dục không phải là mưu sinh, mà là thức tỉnh hứng thú, cổ vũ tinh thần. Dựa vào giáo dục để mưu sinh và phát triển cũng được, nhưng chúng ta đã coi trọng nó quá mức.

7. Cho dù sau này Trung Quốc phát triển, nhưng các bạn hãy nhìn những triệu phú lái xe đắt tiền, rồi mở cửa xe để nhổ đờm vứt rác. Các bạn sẽ hiểu rằng, nếu không có giáo dục, Trung Quốc giàu có đến mấy cũng không thể lớn mạnh.

8. Đi học là để biết gánh trách nhiệm. Nhưng giáo dục hiện nay làm cho nữ giới phải gánh vác quá nhiều trách nhiệm, còn nam giới thì trốn tránh quá nhiều trách nhiệm.

9. Lịch sử nhân loại thực ra là một loạt những sự bồng bột, nên các bạn đừng coi khinh sự bồng bột, bồng bột là đáng yêu.

10. Bóng rổ Trung Quốc không thiếu kỹ thuật, không thiếu tiền, cái thiếu là tinh thần trách nhiệm, cho dù chỉ là trách nhiệm đối với khách hàng.

11. Người biết hát thì phát âm bằng hơi, nên họ không mệt, khi các bạn nói, tôi thấy thanh quản các bạn rung, nên tôi biết bạn hát không hay.

12. 20 năm nữa, người Trung Quốc sẽ sùng bái tri thức chứ không phải quan chức. Điểm này chúng ta nên học người Nhật Bản, sự tôn trọng tri thức của người Nhật Bản đã lên đến cao độ. Nhưng Trung Quốc ngày nay, người có tiền, người có chút uy quyền – dù chỉ là một ông trưởng phòng, cũng có thể làm cho một giáo sư đánh mất hết lòng tự trọng. Cái trí tuệ có vẻ thông minh ấy, cái đám con buôn giương giương tự đắc ấy, thật nông cạn biết bao.

13. Một người đàn ông, chỉ có thể quỳ trước cha mẹ và bạn đời, chỉ có thể cúi trước người thầy, chứ không thể cúi đầu trước uy quyền và tiền bạc. Nhưng ngày nay đại đa số là ngược lại.

14. Vì sao người Nhật Bản không đi xin lỗi, vì sao tổng thống Nhật Bản không đi tạ tội ? Vì họ biết lòng tự tôn và lịch sử của Nhật Bản là quan trọng nhất, còn sự bất mãn của các nước Á châu là không có chút trọng lượng nào, nên họ không cần phải để ý.

15. Giáo dục nên làm cho người Trung Quốc biết tự trọng. Nhưng ngày nay chúng ta nhìn thấy người ngoại quốc là cúi đầu, con gái nhìn thấy đám con trai vớ vẩn ngoại quốc là đều muốn lấy lòng. Thưa các bạn, trước mặt người ngoại quốc, chúng ta đánh mất hết lòng tự trọng. Trong số những người du học tại Đại học Tokyo, tôi là người duy nhất quay về, nhưng người Nhật Bản lại kính trọng tôi, vì tôi sống có linh hồn, sống có khí phách.



被127次掌声打断的浙江大学教授郑强的经典语录…(转载)
1.日本人宁愿喜欢黑人,也不喜欢我们,因为现在的中国人没有了精神。
2.大家都在嘲笑俄罗斯,但我知道俄罗斯将来一定会发达,因为那里的人2天没吃饭了饿着肚子还排队,而我们有2个人也要挤的不可开交。
3.日本人侵犯我们,因为我们出了很多汉奸。将来日本人侵犯我们,还会不会有汉奸?谁将是未来中国的汉奸?在座的诸位很大一部分都将是。因为你们嘲笑爱国者,崇拜权势和金钱,鄙夷理想和志气。
4.谁现在就是汉奸?北大清华的学生,因为用他们学习的知识帮外国人开拓市场,打败我们中国的企业。
5.我们漠视历史的价值,总以为楼宇越新越好,但你到法国市中心看看,几乎没有什么新建筑,他们以历史积淀为自豪,而我们以不断地拆楼建楼来折腾自己。
6.教育的本职不是谋生,而是唤起兴趣,鼓舞精神。靠教育来谋生和发达也是可以的,却被我们过度重视了。
7.将来中国即使发达了,但你看看那些开着豪华车的富翁们从车窗外向外吐痰、扔垃圾。你就知道,如果没有教育,中国再富裕也不会强大。
8.读书是为了承担责任。但现在的教育让女人承担了太多责任,让男人逃避了太多责任。
9.人类历史,实际就是一连串冲动。所以大家不要鄙视冲动,因为冲动都是可爱地。
10.中国的篮球不缺乏技术,不缺乏金钱,但他们缺乏责任感,哪怕是对消费者的责任感。
11.会唱歌的人用气息发音,所以不累。当我看到你们说话时喉头是动的,我就知道你唱歌肯定不好。
12.未来20年,中国人崇拜的将是知识而不是官员。这一点我们应该向日本学习,这个民族对知识的尊重,无以复加。但现在在中国有点钱的人,有点小权的人–哪怕是个科长,也可以照样把大学教授弄得没有尊严。这种貌似聪明的聪明,洋洋自得的市侩,是多么肤浅啊。
13.一个男人,只可以给自己的父母和妻子下跪,只可以对自己的老师鞠躬,绝对不应当对权贵与金钱低头。但如今,大多数人正好反了。
14.日本人为什么不道歉,日本总统为什么不谢罪?因为他们知道,日本人的尊严和历史最重要,相反其它亚洲的不满太没有分量,所以他们可以置之不理。
15.教育应该让中国懂得自尊。但是现在我们看到外国人就低头,女生看到外国垃圾一般的男人都想讨好。同志们,在外国人面前我们多么地没有尊严。在留学的日本东京大学的人当中,我是唯一回来的,但日本人反而敬重我,因为我活得有灵魂,活得有骨气。
节选:
“在中国这个发展中国家,你能建10所世界一流大学,那美国有多少所?日本有多少所?现在的实际状况是:世界上前200所大学,中国一所都排不进!在亚洲能排出几所?我到国外去看了以后,感到要将浙大建成世界一流大学就像共产主义理想”。
“以前说‘无知无畏’,现在却是‘无知才无畏’。许多企业把浙江省技术监督局、科委的人请来吃一顿饭,喝一点酒,他就给你签个字,再把我们这些教授胁迫到那里去,给你盖个章,然后就是‘填补国内外空白’、‘国际先进水平’。写论文则是‘国际领先水平的研究成果’、‘首次科学发现’等等。这都是目前非常严重的问题!作为一个大学教授,我深深地为此担忧!这不是我们的责任,是我们的领导无知,是他们倡导了这个主流。我知道在座的处长或老总日子很难过,因为你们不写这样的报表,就拿不到钱,项目就得不到批准,教授也同样如此,天天写报告,而不是在实验室静下心来好好搞研究,这是很严重的!”。
“我们国家的现实和发展就是这样:凡是依赖不成的,我们自己都能搞得像模像样,比如二弹一星、凡是能够引进的,就都搞不成…….现在很多合资企业就这样,卖点东西,而没有去考虑这些深层次的东西。殊不知,这就是社会的恶性循环!”。
“我认为:语言、计算机就是工具。中国的外语教授讲英语还不如美国卖菜的农民!怎么看待这个问题?日本博士、德国教授说不出英语的多得是!我们怎么能说一个人不会说英语就是文盲呢?语言就是一个工具!你没有那个环境,他怎么能讲这个语言呢?……如果我是教育部长,我要改革二件事:
第一,取消六级考试。你一个研究生连中文一级都不及格,你英文考六级干什么呢?看看研究生写得论文,自己的民族文化都没有学好,天天考英语──打勾:托福打勾、GRE打勾、英文考出很高的分。可哪个写的英文论文在我面前过得了关呢?过不了关!这样培养出来的人能干什么?自己搞的专业一点都没学好!……说不会计算机就是文盲,这又是一个误区!我现在是教授,我顾不上搞计算机!”。
“你看我,从高中开始学英语,大学学,硕士学,博士学,花了我多少精力!你说中国人怎么做得出高科技的研究成果?我这几天就教训我手下的几位女学生,问她们在干什么,看不到人影,一天到晚考这样、考那样的,到美国去干什么?在国内要干的事多着呢!你整天考英语,美国人连报个名都要收你们的钱,日本人也是如此,中国学生到日本去要交手续费,到日本留学是为日本人打工,好不容易挣点钱交了学费,读完博士在日本的公司就职当劳动力,挣了一笔钱后要回国了就买了家电,把钱全给了日本人。你们都没有注意这件事,这里面都是经济问题。这就是素质教育到底是什么”。
“中小学的教育就是听话,老师管干部,干部管同学,孩子们都学会了成年化的处世方式。这是害人啊!这样强迫性地做了一些好事后,没有把做好事与做人准则结合起来去培养,而只学会了拍马屁、讨老师喜欢、说成人话。上次电视上就曾经播出,一个小孩得了个奖,主诗人问他最愿意说什么,他说:“我最愿意跟江爷爷说:我向你报告!““江爷爷”是谁?还不是老师教的!孩子们在中小学活得很累,到了大学就没人管了,所以就要玩、就要谈恋爱”。
“我们有很多同学成绩好,却什么都做不了。在我们大学像我这种程度的人,招博士生是从来不看成绩的,成绩算什么!现在我从事的这个领域在中国有叁个杰出的人才,当初在读研究生时都补考过,而成绩考得好的几个人却都跑到美国去卖中药了。这说明了什么问题?作老板的可不能这样啊!……人才的梯队一定要合理,而不要认为教授就是万能的、博士就是万能的。中国的教育体系就是让每一个老百姓都充满希望和理想,教育孩子们要树立远大的理想。实际上,人的能力是不一样的。扫地能扫好,也应该受到尊重;打扫厕所能打扫干净,也应该受到尊重,不能动不动就要高学历。我要提醒的是:在国外可不是这样。美国、日本的博士就很难找到工作,为什么?因为老板心疼钱,招了博士要给他高工资,而他能做什么用呢?这是个具体问题”。
“科技到底该干什么?高科技到底该干什么?如果我是科技部长,该玩的就玩,就像陈景润,他就是玩!陈景润如果是处在今天的中国,他绝对是要去讨饭的,因为他不会去搞产业化,他的英语也不好,他说话都不流利,中文都讲不好,按现在“标准“,他是个文盲,还谈什么教授!日本人就是喜欢美国人,我跟日本人说:你们这个民族爱谁,谁就要向你们扔原子弹。日本人就是喜欢黑人也不喜欢中国人…….我特别对我们的女教授、女同学说:在日本人面前一句日文都不要讲,会也不要讲;日本人一听说你讲英文,特别是看到中国女孩讲英文,腿都要发软,这是真的!”。
“中国人为什么这些年都往外跑,最重要的是要让国民自己爱自己国家…….如果我是杭州的市长,我绝对不是狭隘的民族自尊心──如果杭州有什么灾难,我就首先把杭州的老百姓安排在香格里拉,让外国人在外面排队!(掌声!)这样,你才会让你的国民爱自己的国家!一个日本的农民跑到峨嵋山去玩,骨头摔断了,你就用中国空军的直升飞机去救他,而在日本大学一名中国留学生在宿舍里死了7天才被发现;名古屋大学的一对中国博士夫妇和孩子误食有毒磨菇,孩子和母亲死了,父亲则是重症肝炎,在名古屋大学医学院的门诊室等了12个小时,也没有一个日本教授来看望!而你们为什么还要这么友好,以为自己很大度,实际上是被人家耻笑,笑你的无知!你们这个民族*!我们不能这样!我们的领导人跑到国外去访问,看到有几个人在欢迎他们,就感到挺有面子;而外国来了个什么人物,都是警车开道,这究竟是怎么回事?这让我们中国人感到是自豪还是悲哀?所有这些,对教育工作来讲,都是深层次的问题。所以我经常讲,我作为一位自然科学工作者,我教育我的学生,首先是学会做人。没有这些,你学了高分子,外语都是花架子”。
(theo : Bạch Ngọc Sách)
Đọc thêm!