Trang

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

Thời vắng những nhà văn hóa lớn?

Trần Hữu Dũng

Trong một lần gặp gỡ một nhóm sinh viên trẻ ở Hà Nội vài năm trước, tôi hỏi các em: Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đặc biệt là trong lãnh vực văn hóa, các em ngưỡng mộ ai nhất? Và tôi ngạc nhiên khi chẳng em nào trả lời tôi được! Nhớ lại hồi còn trẻ, tôi có thể kể năm bảy người mà tôi ngưỡng mộ, những Đào Duy Anh, những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Đức Thảo, những Hoàng Xuân Hãn, những Nguyễn Hiến Lê...  Còn ngày nay? Có thể chăng chúng ta đang sống trong thời vắng những nhà văn hóa lớn?

1

Thế nào là một nhà văn hóa lớn? Tất nhiên, xã hội nào cũng có những trí thức, những người tham gia (có thể rất tích cực) vào hoạt động văn hóa trong lãnh vực này hoặc lãnh vực nọ... Song, những nhà văn hóa lớn có một vai trò vượt trội những trí thức khác, và không phải bất cứ xã hội nào, lúc nào cũng có những nhà văn hóa như thế. Đó là những người mà sự uyên thâm và nhất là tính kiên trì nghiên cứu (nhiều khi lặng lẽ), năng suất làm việc phi thường (hàng mấy chục quyển sách, hàng trăm bài báo, chằng hạn) hầu như là huyền thoại trong dân gian. Chính tư tưởng của họ “định nghĩa” tính thời đại của một nền văn hóa. Nhà “văn hóa lớn”, nói cách khác, là người có những suy nghĩ vừa sâu vừa rộng, đưa ra những khám phá, lập luận, có tính tổng hợp, liên ngành (ví dụ như lịch sử văn học, triết học và nhân chủng học), không bị giới hạn trong một ngành chuyên môn nào. Nhà văn hóa lớn là người có những ý tưởng độc đáo, hoặc có biệt tài tổng kết nhiều luồng tư tưởng khác nhau, từ nhiều lãnh vực khác nhau. Người ấy luôn luôn bám chặt vào những tiêu chuẩn học thuật cao nhất. Qua công việc nghiên cứu của họ, họ khơi dậy sự quan tâm, nâng cao trình độ thảo luận về những vấn đề lịch sử, xã hội, văn minh... nói chung là văn hóa. 

Một nhà văn hóa lớn còn phải là một nhà văn hóa dấn thân, nghĩa là, dù tư tưởng của họ có trừu tượng đến mấy, sự chọn lựa chủ đề của họ, hoặc cách tiếp cận chủ đề ấy, luôn luôn có một khía cạnh nhân bản, hoặc là xuất phát từ những sự trăn trở đối với những vấn đề căn bản của xã hội, của con người (đặc biệt là, nếu hoàn cảnh bắt buộc, những vấn đề liên hệ đến tự do và nô lệ, đến chiến tranh và hòa bình). Nếu đã được đào luyện như là nhà khoa học, một nhà văn hóa lớn có trách nhiệm suy nghĩ về tính nhân văn, tính xã hội của ngành khoa học ấy. Văn hóa, tự thân, là một hiện tượng công cộng. Nhà văn hóa lớn có khả năng khuếch trương tính công cộng của khoa học mà không hi sinh chuẩn mực học thuật. Một nhà văn hóa lớn cống hiến cho xã hội một hệ tư tưởng, nhất là trong lãnh vực xã hội và nhân văn, có khả năng khuấy động những trao đổi, đóng góp của những người khác trong lãnh vực ấy, và qua đó, làm giàu cho sinh hoạt tư tưởng của xã hội.

Nhà văn hóa lớn ngày nay cần phải theo dõi khít khao các luồng tư tưởng về văn hóa, chính trị, kinh tế... thế giới, bởi thế khả năng ngoại ngữ là cần thiết. Tuy nhiên, một nhà văn hóa lớn Việt Nam phải là người nhìn những luồng tư tưởng ấy qua lăng kính dân tộc và văn minh của người Việt Nam. Nói khác đi, một nhà văn hóa lớn phải đặt vấn đề văn minh của dân tộc (dù chỉ để phủ nhận nó, nếu muốn!) làm một trọng điểm của ý thức. Kiến thức là thiết yếu, nhưng một nhà văn hóa lớn phải đem kiến thức ấy phục vụ mục đích nhân văn. Nhà văn hóa lớn ngày nay phải thấm nhiễm tư duy “toàn cầu hóa” nhưng cũng phải có một thái độ rạch ròi về hậu quả của hiện tượng này đến những vấn đề quốc gia và dân tộc. 

Những nhà văn hóa lớn là những ngôi sao đặc biệt sáng ngời trong bầu trời có thể đã rất nhiều sao. Những nhà văn hóa lớn không nhất thiết là những thiên tài bẩm sinh (thậm chí, họ càng đáng nể phục, càng nhiều ảnh hưởng, nếu công trình văn hóa của họ là do sự kiên trì nghiên cứu, tự học...).  Một nhà khoa học xuất chúng có thể đáng ngưỡng mộ nhưng chưa chắc đã là một nhà văn hóa lớn theo nghĩa ở đây.

2
Nếu định nghĩa những nhà văn hóa lớn theo cách đó thì rõ ràng là chúng ta, hiện nay, rất thiếu những nhà văn hóa lớn. Tại sao như thế?

Nhiều người sẽ đổ lỗi cho xã hội. Xã hội không bồi dưỡng những nhà văn hóa nói chung thì làm sao có những nhà văn hóa lớn?  Sự thiếu tôn vinh này quả là đáng tiếc nhưng chưa đủ để giải thích sự thưa vắng những nhà văn hóa lớn, vì sự thực là, như lịch sử cho thấy, đại đa số những người này không làm việc vì tiền, hay để được xã hội tôn vinh, khen ngợi. Họ cật lực suy nghĩ, viết lách, giảng dạy... vì một sự thôi thúc nội tâm, không phải vì những phần thưởng từ bên ngoài. Thậm chí, nhiều người hãnh diện vì đời sống “khổ hạnh” của mình.  

Giả thuyết thứ hai, liên hệ đến giả thuyết thứ nhất, nhưng có vẻ thuyết phục hơn. Dường như ngày càng nhiều phát giác những vụ đạo văn, những vụ lừa bịp, nói chung là những hành động thiếu đạo đức của một số người đã có thời được xem là những “đại thụ văn hóa”. Có thể giải thích rằng những hành động thiếu đạo đức ấy là sự sa ngã do cám dỗ của một xã hội quá trọng vật chất. Những người đáng lẽ là “anh hùng” té ra lại có những cặp chân bằng đất sét. 

Bởi vậy, sự thiếu vắng những nhà văn hóa lớn, tôi nghĩ, chỉ phần ít là lỗi của xã hội, mà phần lớn là nhược điểm của chính cộng đồng trí thức (là vườn ươm những nhà văn hóa lớn). Oái oăm là, như vẫn thường nói, “thời thế tạo anh hùng”, thì “thời thế” ngày nay không đến nỗi quá bức xúc để anh hùng “đứng lên”. Cái “lỗi” của xã hội hiện tại không phải vì nó tích cực trù dập những hạt giống văn hóa lớn, nhưng ở sự làng nhàng, sự tầm thường tẻ nhạt cuả nó. Các vấn đề căn bản của xã hội, của con người, đòi hỏi những công trình văn hóa dài hạn, song những “khích lệ” cho các công trình văn hóa trong xã hội ngày nay, nếu có, lại có tính ngắn hạn. Có một sự so le giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng trưởng văn hóa.

Nhiều người sẽ cho rằng sự thiếu vắng những trí thức lớn còn có một nguyên do khác, rằng một người trí thức “công cộng” phải được phép tự do phát biểu. Một việc còn rất hạn chế trong hoàn cảnh hiện nay. Nhưng theo tôi, yếu tố thật cần là những cuộc tranh luận, nghĩa là cần những nhà văn hóa lớn khác, và những cuộc tranh luận đó phải bình đẳng, tôn trọng những tiêu chuẩn học thuật phổ quát. Trong tranh luận văn hóa, không ai được quyền dựa vào một thế lực nào ngoài văn hóa.

Có thể rằng, là một nhà văn hóa lớn ngày nay cần có những kiến thức, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và kiến thức về sinh hoạt văn hóa toàn cầu, hơn bao giờ hết. Nhưng không hẳn là như vậy: có cả vạn người, hàng ngày lướt web khắp thế giới, nhưng chưa bao giờ thực sự là nhà văn hóa. Những thông tin họ biết là hời hợt, nông cạn. Bởi vậy, cái nghịch lý của nhà văn hóa lớn ngày nay là phải vừa biết nhiều, nhưng không cần biết hết, mà phải biết sâu. Phải biết tổng hợp những điều mình nghe thấy với những suy nghĩ của riêng mình. Đây cũng có thể là một lý do của sự thưa vắng những nhà văn hóa lớn, tuy số “trí thức khoa bảng” thì ngày càng nhiều: Với sự chuyên biệt hóa ngành học, ngày càng hiếm đi những người thông thạo nhiều ngành khác nhau, có đủ sức tổng hợp thành một hệ thống tư tưởng độc sáng.

3
Xác nhận sự thiếu vắng những nhà văn hóa lớn là một việc, kết luận rằng đó là một sự kiện đáng quan ngại lại là một việc khác! Bởi, có người sẽ hỏi: tại sao chúng ta cần những nhà văn hóa lớn? Chúng ta có rất nhiều nhà khoa học, Giáo sư, Kỹ sư mọi ngành cần thiết cho sự phát triển của đất nước (và chúng ta không bao giờ thiếu những nhà thơ, nhà văn!).  Như vậy không đủ sao? Tôi nghĩ là không đủ. Đúng là chúng ta cần phát triển kinh tế, cần cơm ăn áo mặc, cần một đời sống văn hóa không đến nỗi nghèo nàn... Nhưng chúng ta cũng cần những tinh hoa vượt trội. Dù bầu trời đã lấp lánh muôn sao, chúng ta vẫn cần những ngôi sao thật sáng. Đó là những ngôi sao chỉ đường, bởi lẽ một xã hội phải biết hướng tiến cho văn hóa của xã hội ấy.

Nhưng tầm vóc của một nhà văn hóa không phải ngày một ngày hai mà có đuợc. Hãy hy vọng rằng ngay giờ phút này đây đang có những nhà văn hóa trẻ miệt mài xây dựng sự nghiệp văn hóa của mình. Cho những ngưòi trẻ này, vào những ngày xuân hôm nay, chúng ta nâng ly chúc mừng và chúc các bạn kiên trì, may mắn, cho bạn, mà cũng cho chúng ta.

T.H.D

Tháng 12, 2010
Bài đã đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Số Xuân Tân Mão 2011
Nguồn: Viet-studies

Đọc thêm!

Trung quốc chơi trò "bịt mắt bắt dê"

Nguyễn Hoàng Hà


J-11B xuất hiện vào năm 2002. Ảnh: sinodefence.com

Sau chuyến đi thăm Trung Quốc của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates vào tuần lễ trước, đã có ý kiến cho rằng chuyến đi này của ông Gates thành công lớn và Trung Quốc đã buộc phải nhượng bộ với Mỹ nhiều vấn đề quan trọng trong đó có vấn đề đầu tư phát triển quốc phòng, vấn đề biển Đông và vấn đề phát triển vũ khí tối tấn như máy bay tàng hình, tên lửa tấn công tuần dương hạm v.v. Người ta cứ tưởng là Trung quốc buộc phải nhún nhường, lúng túng thanh minh với Mỹ vì sợ căng thẳng quan hệ giữa hai nước, nhất là vì Mỹ vẫn là cường quốc hơn hẳn Trung Quốc về mọi mặt.




Đây là cách nghĩ chủ quan hết sức sai lầm, cũng chẳng khác gì khi Mỹ đánh giá thấp Ta-li-ban không đủ sức chống lại vũ khí hiện đại của mình để rồi nay bị sa lầy tại Ap-ga-nis-tan và đang đi đến những thất bại thảm hại tiến công được rút không xong, các đồng minh thì lần lượt bỏ cuộc; cũng như việc đánh giá thấp lực lượng chống đối chiếm đóng của người yêu nước I-rắc và rồi phải chịu những thất bại ghê gớm về người và của mà nay đang rất đau đầu, phải tính chuyện rút quân.

Bằng chứng là sau sự trấn an cho qua chuyện về vấn đề phát triển máy bay tàng hình và tên lửa tấn công hạm đội từ xa không đe doạ Mỹ, Trung Quốc thậm chí còn tung ra chuyện các loại vũ khí này còn đang trong giai đoạn nghiên cứu, nếu có hoàn thành phải là 10 năm trở ra, nhưng ngày hôm qua trên các trang Web tại Trung Quốc và Hongkong cũng như ở nhiều nước, các chuyên gia giỏi về "soi mạng" đã đột nhập được vào các bí mật chết người của quân sự Trung Quốc khi công bố trên mạng hàng loạt thế hệ máy bay tàng hình rất hiện đại, đáng chú ý là họ đã thành công từ nhiều năm trước. Điều đáng lưu ý là chỉ ngay sau khi ông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa chân ướt chân ráo về nuớc thì hàng loạt các bài báo của cộng đồng soi mạng kỳ khôi đã công bố hàng loạt các các thành tựu kỹ thuật quân sự thực có của Trung Quốc, vượt xa những gì lâu nay đã biết, gây sốc cho cả Mỹ và thế giới. Cộng đồng mạng này tuyên bố Trung Quốc không phải chỉ có một máy bay tàng hình và đang trên đà nghiên cứu mà là có hẳn một phi đội đã được nghiên cứu từ lâu. Họ đã công bố cả những bức ảnh mà Trung Quốc không chối cãi (Xin xem những ảnh được đăng tải dưới đây).


Chiến đấu cơ tàng hình J-14. Ảnh: centurychina.com


Mô hình J-14 (gần màn hình). Ảnh: blog.sina.com.cn


Sukhoi Su-33UB của Hải quân Nga. Su-33 là loại máy bay
bị sao chép khá nhiều. Ảnh: Australian Air Power

J-20 trong lần bay thử 15 phút tại Thành Đô (Trung Quốc). Ảnh: Tân Hoa Xã

J-20: Theo tiết lộ của tờ Aviation Week, J-20 có một chỗ lái, 2 động cơ, về hình thức thì to và nặng hơn máy bay tàng hình Sukhoi T-50 của Nga và F-22 của Mỹ. J-20 có tổng chiều dài là 22,5 mét và sải cánh 13,5 mét. “Ra mắt” vào đầu tháng 1-2011, J-20 đã bay thử vào ngày 11-1 trong vòng 15 phút.
Aviation Week cho rằng J-20 tương tự với F-22 nhưng “có thể trang bị những vũ khí lớn hơn”. Tuy vậy, tờ báo này cũng cho rằng động cơ của J-20 vẫn còn nhiều vấn đề phải xử lý nên chưa thể nói đây có phải là hình mẫu lý tưởng cho máy bay tàng hình hay không.
J-20 được xếp vào hàng máy bay “thế hệ thứ tư”. Trong khi đó, “thế hệ thứ năm” là thuật ngữ do Mỹ sử dụng để mô tả đời chiến đấu cơ tân tiến nhất hiện nay, có tích hợp nhiều công nghệ như tàng hình, trang bị vũ khí, hệ thống máy tính hiện đại… Đủ chuẩn “thế hệ thứ năm” theo đánh giá của Mỹ chỉ có F-22 và các loại F-35 cùng với T-50 của Nga. Mỹ mất 15 năm để chế tạo F-22 và mỗi chiếc trị giá 150 triệu USD, nhưng việc sản xuất máy bay này đã tạm ngưng sau khi Tổng thống Mỹ Obama ký luật quốc phòng 2010 trong đó thẳng tay cắt giảm chi phí.






Ngoài chiếc J-20 đình đám vẫn còn nhiều loại máy bay tàng hình khác được nghiên cứu tại Trung Quốc.
- J-15 đang ở vào giai đoạn hoàn thiện những công đoạn cuối tại thành phố Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh). Sau khi xuất xưởng, J-15 có thể sẽ tập kết trên tàu sân bay Varyag của Trung Quốc. Thông tin chính thức phía Trung Quốc cho biết J-15 đã bay thử vào ngày 31-8-2009. Giới thạo tin khẳng định chiếc J-15 khá giống chiếc F/A-18C của Mỹ.


J-15A trong một tấm ảnh hiếm hoi. Ảnh: cjdby.net / Chinese Military Aviation


Máy bay F/A-18C của Mỹ cất cánh khỏi tàu sân bay USS Nimitz tháng 12-2009. J-15 được cho là khá giống F/A-18C. Ảnh: U.S. Navy
- Shenyang J-11B: Lộ diện vào năm 2002, J-11B được đánh giá là rất tân tiến và có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Nó được trang bị nhiều ứng dụng tiến bộ trong ngành hàng không do Trung Quốc tự phát triển và hệ thống lại, vượt qua màn hình radar. 
Kể từ năm 2006, J-11B được gắn động cơ phản lực FWS-10A cũng do Trung Quốc chế tạo. Động cơ này tương tự như AL-31F của Nga và là lựa chọn đầy tiềm năng cho các thế hệ máy bay tàng hình tiếp theo.
Người ta cho rằng Trung Quốc vừa công bố đã thành công khả năng tái chế các thanh nguyên liệu điều chế Uranium và như vậy có đủ lượng nguyên liệu chế tạo hạt nhân để sử dụng cho đến năm 3000 chính là do được các chuyên gia nguyên tử Pakitan cung cấp với giá tiền rất lớn sau chuyến đi thăm nước này của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trước đây nửa năm. Vấn đề này chắc còn phải được kiểm chứng.
Nhưng một điều chắc chắn trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lần này thì nhà lãnh đạo họ Hồ sẽ còn có nhiều lời trấn an ông OBama hơn, kể cả việc họ đã đổ quân vào Bắc Triều Tiên tuần vừa qua. Các chuyên gia mạng giỏi săm soi chắc sẽ còn cống hiến cho thế giới và cho những ai quan tâm đến vấn đề tiềm năng quân sự của cường quốc rất giỏi chơi trò ú tim này nhiều tài liệu bí mật về thực lực ngày càng tăng vọt của họ cốt để tranh chấp và tiến tới không những đe dọa đến nền an ninh của các quốc gia Đông Nam Á mà nhiều nước trên thế giới và ngay cả với Hoa kỳ, người vẫn luôn tự mãn cho rằng mình là số một và là một cường quốc không có đối thủ hiện nay.
Với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á thì đây là vấn đề rất đáng quan tâm. Người ta đang quan ngại tới đây nếu châu Âu lại biểu quyết xóa bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí và công nghệ quân sự cao cho Trung Quốc thì đến cái ngày không xa đó, Mỹ rõ ràng chẳng còn có gì để nói với ông bạn quá nhiều tiền và ham thích đầu tư vào quân sự, đang trở nên một thách thức hiển nhiên đối với Mỹ.
Hãy chờ xem những hồi còn gay cấn hơn nhiều mà các cư dân mạng tuyệt vời sẽ tiếp tục cống hiến cho chúng ta.
Ngày 18 tháng 1 năm 2011
NHH

Đọc thêm!

Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Việt Nam đóng ồ ạt tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8



Việt Nam đã bắt tàu vào đóng hàng loạt 10 tàu (xuồng) tên lửa lớp Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga trong khuôn khổ hợp đồng mua 12 tàu lớp này.  
Tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 của Hải quân Việt Nam


Hai tàu đầu tiên đã được đóng tại Rybinsk và chuyển giao cho Việt Nam năm 2007-2008, Arms-Tass dẫn một nguồn tin tại Triển lãm Interpolytekh 2010 khai mạc tại Moskva ngày 26.10.2010 đưa tin.

Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương (TsMKB) Almaz (cơ quan thiết kế Projetk 1241.8) chuyển giao.

Theo Arms-expo, Nhà máy đóng tàu Vympel sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya Projekt 1241.8 theo giấy phép của Nga. Vympel sẽ chế tạo các bộ phận và linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên và bắt đầu cung cấp linh kiện từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam để lắp ráp 6 tàu trong năm nay theo hợp đồng trị giá 30 triệu USD và sẽ tiếp tục đến năm 2015.

Tất cả tàu tên lửa do Việt Nam đóng sẽ được trang bị thiết bị của cả Nga và nước ngoài.

Việt Nam sẽ đóng các tàu này với sự giám sát kỹ thuật từ phía hãng thiết kế là TSMKB Almaz (St. Petersburg) và Nhà máy đóng tàu Vympel.

Trong hợp đồng đóng các tàu Molnya có phương án đóng thêm 4 chiếc nữa. Việc chuyển từ phương án sang hợp đồng cứng dự kiến thực hiện sau khi chuyển giao cho Hải quân Việt Nam những tàu đầu tiên do Việt Nam tự đóng.

Trước đó, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật sự (FS VTS) của Nga Mikhail Dmitriev cho biết, Nga và Việt Nam đang có hiệp định đóng tàu tên lửa Nga theo giấy phép trị giá gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, trong những năm tới, Việt Nam sẽ nhận được 2 tàu tuần tra Gepard-3.9 đang đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk.

Ông M. Dmitriev nhấn mạnh, “Việt Nam là đối tác chiến lược của Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự, nước này nằm trong số 10 nước hợp tác với Nga ở quy mô lớn nhất”.




  • Nguồn: arms-tass 26.10; arms-expo, 27.10; MP, 27.10.10

Đọc thêm!

Thứ Hai, 17 tháng 1, 2011

Future of Screen Technology



Phần còn lại
Đọc thêm!

Cingino Dam in Italy

This is amazing. Initially thought it was birds! 




This is the Cingino dam in Italy but look closer.........

They are European Ibex and they like to eat the moss, lichen & lick the salt off the dam wall.








Đọc thêm!