Trang

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

3 lý do để Mỹ đánh giá thấp J-20

Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc thật sự có làm cho Mỹ phải lo ngại?
Năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói: Đến năm 2020, Trung Quốc vẫn chưa thể có máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. 

Năm 2010, ông thay đổi đôi chút: Năm 2020, Trung Quốc sẽ có vài chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.
 

Trong buổi trả lời phỏng vấn gần đây (đầu năm 2011), ông Gates lại sửa lại: “Tới năm 2020 hoặc 2025 khoảng cách về số lượng máy bay của Trung Quốc và Mỹ là rất lớn”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho rằng, có 3 yếu tố khiến J-20 của Trung Quốc chưa thể đe dọa Mỹ.

Báo cáo ngày 11.1.2011 của mạng AOL (Mỹ) cho biết, dù ông Robert Gates cho rằng, tình báo Mỹ đánh giá sai về tốc độ phát triển máy bay chiến đấu của Trung Quốc và máy bay tàng hình J-20 bước đầu thử nghiệm thành công (trưa ngày 11.1.2011) là có thật thì quân đội Mỹ cũng không cảm thấy sợ hãi đối với J-20.
Ba nguyên nhân mà ông Gates đưa ra là:
Thứ nhất, hiện nay, dù J-20 có thể đã bay được nhưng nó vẫn chỉ là mẫu, sau đó còn rất nhiều công tác phải chuẩn bị để nó là “máy bay chiến đấu của Trung Quốc”, hơn nữa, để có thể điều khiển thành thạo J-20 thì không quân Trung Quốc còn phải mất nhiều thời gian.
Hình ảnh J-20 bay thử
Thứ hai, dù Trung Quốc bắt đầu phát triển máy bay tiêm kích thế hệ 5, nhưng số lượng còn thua xa Mỹ.
Đại diện của cơ quan Triển lãm hàng không Mỹ cho biết: “Đến năm 2025, số lượng máy bay chiến đấu tiên tiến thế hệ 5 của Mỹ sẽ là 1.700 chiếc, trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ có vài chiếc”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dự đoán đến năm 2020, số lượng máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ nhiều gấp  20 lần Trung Quốc!
Thứ ba, tính năng của máy bay chiến đấu này cũng là một trong những nhân tố quan trọng. Dù máy bay chiến đấu Trung Quốc có thể có những tính năng tiên tiến như khả năng tàng hình, nhưng nó chưa phải là tính năng then chốt của một máy bay chiến đấu, mà còn phải kể đến radar và hệ thống vũ khí.
Hơn nữa, F-22 của Mỹ đã đưa vào sử dụng mấy năm nay, còn kế hoạch triển khai F-35 tuy bị chậm tiến độ, song chỉ vài năm nữa cũng được sản xuất và trang bị hàng loạt. F-22 được trang bị hệ thống tích hợp vô cùng tinh vi như: Máy thu cảnh báo radar, cảnh báo phương pháp tiếp cận hệ thống tên lửa, hệ thống radar điện và hệ thống tên lửa không-đối-không, không-đối-đất. 

Những thông tin thu được phản ánh qua sự phát triển công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và những hình ảnh mới đây về J-20 phát tán trên internet chưa cho thấy khả năng này.

Đọc thêm!

Khoe J-20: Trung Quốc muốn gì?

Thứ sáu vừa qua, các blogger Trung Quốc mô tả chi tiết các quan chức cao cấp Trung Quốc đi máy bay riêng và ô tô đến sân bay ở Thành Đô và đội mũ bay để chụp hình trong buồng lái tiêm kích mới J-20, tờ The Wall Street Journal ngày 8.1.2011 viết.




Một số blogger chứng kiến cảnh này viết rằng, họ nghĩ hôm đó sẽ diễn ra chuyến bay đầu tiên của J-20, song đã thất vọng vì điều đó không xảy ra.
Không hiểu Trung Quốc muốn nói gì thông qua sự xuất hiện bất ngờ của J-20. Có một số giả thiết như sau:

1 - Sự xuất hiện của J-20 là câu trả lời đối với những đòi hỏi của Mỹ yêu cầu Trung Quốc minh bạch hơn nữa trong lĩnh vực quân sự.

2 - Hành động này có mục tiêu để khoe với cả thế giới là Trung Quốc đang trở thành cường quốc quân sự toàn cầu và đang trở thành một cường quốc như vậy sớm hơn nhiều so với dự đoán của các cơ quan tình báo phương Tây.

3 - Việc công bố hình ảnh của J-20 trước hết là nhằm vào công chúng nội địa Trung Quốc như việc đáp lại hiệp định hợp tác phát triển tiêm kích thế hệ 5 PAK FA/FGFA ký kết mới đây của Nga-Ấn, 2 cựu thù của Trung Quốc.

Dẫu sao, đa số các chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện trên internet của tiêm kích Trung Quốc mới không phải là chuyện ngẫu nhiên.

Một câu hỏi để ngỏ là xuất xứ của động cơ trên J-20. Một số chuyên gia nói rằng, Trung Quốc đang thử nghiệm mặt đất 2 mẫu chế thử K-20: một trang bị các động cơ Nga, chiếc thứ hai sử dụng các động cơ Trung Quốc, hoặc là trên cùng một mẫu chế thử lắp lần lượt các động cơ khác nhau.

Có ý kiến cho rằng J-20 là tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên của Trung Quốc, mà khả năng là được ứng dụng các công nghệ tàng hình, có khả năng bay hành trình siêu âm mà không cần dùng chế độ tăng lực của động cơ, và cất/hạ cánh đường băng ngắn.
·         Nguồn: wsj.com, 8.1.2011; MP, 10.1.20011.

Đọc thêm!

So sánh J-20 của Trung Quốc F-35 của Mỹ: Tỷ số 1/11

Ngày 3.1.2011, chuyên gia nổi tiếng Richard Aboulafia của Trung tâm Teal Group đưa ra ý kiến đánh giá mức độ đe dọa của tiêm kích mới của Trung Quốc J-20 đối với F-35 Joint Strike Fighter của Mỹ trong tác chiến giành ưu thế trên không, cũng như với tư cách đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêm kích thế giới.





Có dư luận cho rằng, J-20 dùng để giành ưu thế trước loại tiêm kích không chiến chuyên dụng F-22. Nhưng hiện nay, F-22 không còn được sản xuất loạt và cũng bị cấm xuất khẩu vì thế loại tiêm kích thể hệ 5 chủ lực của Mỹ và nhiều nước đồng minh của Mỹ là F-35.

Ông Richard Aboulafia xác định khả năng của các máy bay chiến đấu này theo các tiêu chí sau.

1. Máy bay tiêm kích phải có khả năng phối hợp với các hệ thống phát hiện trên vũ trụ, trên không và mặt đất, cụ thể là các máy bay chỉ huy/báo động sớm với các tổ lái được huấn luyện thành thục và có các kệnh truyền dữ liệu tin cậy.

2. Kết hợp hiệu quả các sensor để sử dụng tất cả những thông tin này, cũng như các hệ thống phát hiện trên khoang.

3. Hệ thống tác chiến điện tử tổ hợp.

4. Radar anten mạng pha chủ động trên khoang có độ tin cậy cao.

5. Công tác huấn luyện và học thuyết cần thiết để sử dụng hiệu quả những thông tin và trang thiết bị này. Phi công phải có giờ bay cao.

6. Cần có các động cơ mạnh, lý tưởng là có thể đạt tốc độ bay hành trình siêu âm, dự trữ công tác giữa các lần sửa chữa cao.

7. Khung thân máy bay có các tham số gây bộc lộ thấp.

8. Hệ thống tiếp dầu trên không tin cậy (trang thiết bị, mức độ sẵn sàng, trình độ huấn luyện).

9. Vũ khí chính xác cao tối tân và tin cậy.

10. Có lộ trình tin cậy nâng cấp phần mềm và phần cứng để duy trì hiệu quả trong 5, 10 và 30 năm nữa.

11. Công tác bảo dưỡng tại chỗ để duy trì hoạt động với tần suất xuất kích cao. Trang thiết bị dễ tiếp cận để bảo dưỡng và dễ tiếp cận đói với các phương tiện chẩn đoán điện tử, và lý tưởng là có hệ thống giám sát tình trạng máy bay (HUMS) tiên tiến.


Ông Richard Aboulafia cảnh báo rằng, ông có thể chưa nêu những yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu của một máy bay hiện đại.

Theo ông, máy bay tiêm kích mới của trung Quốc chỉ có tiêu chí thứ 7 (độ bộc lộ thấp) và ông không chắc không quân Trung Quốc có các tiêu chí khác được liệt kê ở trên, nhưng Trung Quốc dường như có những thành tựu nhất định ở tiêu chí thứ 9 (chế tạo vũ khí chính xác cao hiệu quả).

Chuyên gia này viết rằng, thật buồn cười khi cả thế giới chỉ chăm chăm vào tiêu chí thứ 7 và thừa nhận rằng, ông rất thích thú với màn biểu diễn “Rắn hổ mang Pugachev” (một thao tác bay cao cấp của Su-27 do phi công thử nghiệm Pugachev thực hiện đầu tiên) được trình diễn ở nhiều triển lãm hàng không dù cho đối với một trận không chiến hiện đại thì các thao tác đó có hiệu quả bằng 0.

Liên quan đến F-35, chuyên gia này cho rằng, máy bay này có những vấn đề của nó, nhất là giá đắt. Nhưng đa số các nước muốn mua F-35 đều có khả năng bỏ tiền ra trả cho sự hiện diện của tất cả 11 tiêu chí trên, thậm chí còn nhiều hơn.

Sự hiện diện của tiêu chí tàng hình ở máy bay Trung Quốc không xóa bỏ được tầm quan trọng của tất cả các tiêu chí còn lại, nên chẳng khiến các nước muốn mua F-35 phải lăn tăn suy nghĩ.
·         Nguồn: Defense Tech, MP, 4.1.11

Đọc thêm!

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

Đại sứ Mỹ Michael Michalak: Thách thức lớn nhất của Việt Nam là giáo dục

Việt Anh
Ông Michael Michalak. Ảnh: TL

SGTT.VN - Trong buổi gặp gỡ chia tay với báo giới chiều 6.1 tại Hà Nội, nhân kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam, đại sứ Mỹ Michael Michalak nhấn mạnh, nếu phải chọn một thách thức được coi là ưu tiên nhất cần phải khắc phục của Việt Nam thì ông cho rằng đó chính là giáo dục.

Đại sứ Mỹ tin rằng, để có một hệ thống giáo dục đạt đẳng cấp thế giới là thách thức lớn nhất của Việt Nam. Ông nói, cho dù bạn nêu ra bất cứ thách thức gì về kinh tế, hạ tầng, hệ thống phát triển chính trị thì đều cần những người có năng lực trí tuệ, cần có các công cụ để phân tích, nêu ra giải pháp. “Thực sự là chúng ta đang đi vào kỷ nguyên của kinh tế tri thức và vì vậy chúng ta cần một nền giáo dục tốt”.
Một trong những điều ông tiếc nhất mà chưa làm được trong nhiệm kỳ tại Việt Nam cũng liên quan đến giáo dục, đó là chưa hỗ trợ để thành lập được trường đại học kiểu Mỹ tại Việt Nam.
Dự định sẽ rời Việt Nam vào cuối tháng một này, đại sứ Michalak miêu tả 3 năm rưỡi ở Việt Nam của ông đã thành công mỹ mãn, với việc làm sâu sắc thêm lòng tin, tình hữu nghị và mở rộng quan hệ hai nước. Đặc biệt, ông đánh giá trong 2010, khi hai nước kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao thì “quan hệ Việt – Mỹ đã biến chuyển thành quan hệ đối tác sống động, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và hợp tác, mang lại lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước”.
Đáng chú ý, đại sứ Michalak khẳng định, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ còn rộng lớn hơn, không chỉ có thương mại và đầu tư. Hàng năm ngày càng có nhiều công dân và quan chức của chính phủ Mỹ và của Việt Nam qua lại Thái Bình Dương để thảo luận các biện pháp đối với các vấn đề cùng quan tâm từ giáo dục, y tế đến an ninh, quốc phòng, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Các chuyên gia của Mỹ và Việt Nam luôn trao đổi kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành về các vấn đề thương mại, chống ma túy, hàng hải, không phổ biến vũ khí hạt nhân để thế giới an toàn và an ninh hơn.
Trả lời của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị về khả năng Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam trong năm nay, đại sứ Michalak nói ông không thể xác nhận chính xác thông tin này, mặc dù ông đã làm việc hết sức tích cực để đảm bảo Tổng thống sẽ đến thăm Việt Nam trong năm 2011 này.
Bên cạnh sự hài lòng về hợp tác giáo dục Việt – Mỹ (số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ tăng từ 800 sinh viên năm 1995 lên 13.000 sinh viên năm 2009), đại sứ cũng rất vui mừng vì quyết định tham gia chính thức vào đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa qua. “TPP sẽ giúp chúng ta tiến tới mối quan hệ kinh tế to lớn hơn nữa”.
Đại sứ đánh giá, Việt Nam và Mỹ cũng có nhiều tiến bộ trong quan hệ giữa hai quân đội, điều này cho thấy lòng tin và sự tôn trọng giữa hai nước đã được tăng cường, trở nên sâu sắc hơn. Hợp tác quân đội có nhiều mảng để hợp tác như quân y, trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thảm họa. “Chúng tôi cũng trao đổi về gìn giữ hòa bình và Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào công tác gìn giữ hòa bình của thế giới”.
Chỉ còn ít thời gian ở Việt Nam, ông Michalak bày tỏ mong muốn sẽ được ghi nhớ là một đại sứ đã giúp cải thiện sự gắn bó, lòng tin cũng như là sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Sắp tới trở về Mỹ, ông cho biết sẽ làm việc để đảm bảo khu vực tư nhân được tham gia đầy đủ vào các quá trình của APEC trong năm 2011 khi Mỹ là nước chủ nhà tổ chức sự kiện này.
Nhìn về tương lai, đại sứ mong quan hệ Việt – Mỹ sẽ sâu sắc thêm, củng cố và trở thành đối tác tốt của nhau. “Khu vực Thái Bình Dương sẽ là thế giới của tương lai và trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam là một trong những nước quan trọng nhất. Tôi tin rằng Mỹ sẽ là một đối tác tốt của Việt Nam, tôi mong Việt Nam cũng là đối tác tốt của Mỹ và cùng giúp đỡ nhau để phát triển”.
V. A.
NguồnSGTT
Đọc thêm!

Nhập nhằng con số du khách quốc tế
















Việt Nam chỉ đón 3,1 triệu lượt du khách quốc tế trong năm 2010 - Ảnh: D.Đ.M



Việt Nam đón 5 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2010, con số này khá ấn tượng, nhưng phía sau nó còn nhiều chuyện đáng bàn.

Nếu lên Google tìm kiếm số liệu du khách quốc tế đến VN năm 2010, con số nhận được là 5 triệu lượt khách; nếu hỏi những người quan tâm đến ngành này, câu trả lời cũng tương tự. Theo Tổng cục Du lịch (TCDL), năm 2010, Việt Nam đón 5 triệu lượt khách quốc tế, tăng kỷ lục với mức tăng 34,8%. Tuy nhiên…


Chỉ hơn 3 triệu lượt du khách

Trong thuật ngữ du lịch, “international tourist” có nghĩa là du khách quốc tế, đi đến một nước khác với mục đích du lịch, nghỉ ngơi thuần túy. Còn khách quốc tế là “international arrival”, di chuyển tới một nơi nào đó với những mục đích như thăm thân, buôn bán, đầu tư… và có thể kết hợp du lịch. Với cách hiểu này, con số 5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam là “international arrival”, chứ không phải “international tourist”.

Thực tế, trong bảng chia theo mục đích đến, TCDL thừa nhận khách nước ngoài tới Việt Nam với mục đích du lịch, nghỉ ngơi trong năm 2010 khoảng 3,1 triệu lượt; khách đi công việc (đến Việt Nam công tác) 1 triệu lượt; khách thăm thân (Việt kiều) gần 600.000 và số còn lại đi công chuyện khác. Như vậy du khách quốc tế của Việt Nam năm qua chỉ 3,1 triệu lượt! Nhưng lẽ ra phải công bố du khách quốc tế đến VN là 3,1 triệu lượt thì TCDL lại cộng gộp tất cả mọi đối tượng người nước ngoài, kể cả những người đi bằng đường bộ buôn bán qua lại cửa khẩu, đi khám chữa bệnh..., thành cái gọi là “khách quốc tế” và công bố con số này khiến hầu hết mọi người đều hiểu rằng, đó là 5 triệu lượt du khách quốc tế đến VN.

Theo một chuyên gia trong ngành du lịch, không có nơi nào chấp nhận công bố tổng số người nước ngoài vào nước mình là “du khách quốc tế”. Nếu tính theo cách của TCDL, thì khách nước ngoài đến Malaysia năm 2010 không chỉ 24 triệu lượt; đến Thái Lan không dừng ở 15 triệu lượt; đến Singapore không phải 11 triệu lượt… mà có thể gấp đôi, gấp ba. Đại diện TCDL Thái Lan tại TP.HCM khẳng định, con số 15 triệu lượt du khách quốc tế mà Thái Lan công bố đón được trong năm 2010 thuần túy là “international tourist”.


Nguồn: TCDL
Mập mờ
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt, cho rằng ngành du lịch Việt Nam nên nhìn nhận một cách thẳng thắn vào cơ cấu khách quốc tế.

Chưa khai thác được
Theo TCDL, chi phí mua sắm của du khách quốc tế tới Việt Nam chiếm khoảng 20% tổng chi phí du lịch; trong khi ở Thái Lan là 50%. Các hãng lữ hành cho biết tỷ lệ khách quay trở lại Việt Nam lần hai, lần ba chỉ 15%; so với hơn 30% của các nước trong khu vực. Mặc dù chi tiêu thấp nhưng khách nước ngoài vẫn đóng góp khoảng 80% trong tổng doanh thu 96.000 tỉ đồng (bao gồm 28 triệu khách nội địa) năm 2010 của ngành du lịch Việt Nam. Trong khi đó, chỉ riêng số du khách quốc tế 15 triệu lượt, doanh thu của Thái Lan tương đương 432.000 tỉ đồng; Singapore 11 triệu lượt quốc tế, doanh thu 189.000 tỉ đồng...
Ông Lã Quốc Khánh, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL TP.HCM, cho rằng: “Khách du lịch quốc tế không bao gồm những người vào Việt Nam làm việc kiếm tiền, đi học quá 6 tháng, thăm thân, các đoàn khách đi với mục đích công vụ, người làm từ thiện, cứu trợ… Năm rồi chúng ta đón gần 1 triệu lượt khách Trung Quốc, góp phần đáng kể tăng lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Điều đó đáng mừng nhưng trong số này có bao nhiêu người qua lại biên giới buôn bán làm ăn; bao nhiêu kỹ sư, người lao động vào để làm việc ở các công trình, dự án… và bao nhiêu người tới TP.HCM để xài tiền chưa được phân tích rạch ròi”.

Chuyên gia du lịch Trần Thùy Linh phân tích ở Việt Nam, khi khách nước ngoài qua lại biên giới bằng đường bộ đa phần không sử dụng dịch vụ ở trong nước. Mục đích của họ là buôn bán kiếm tiền. Trong cơ cấu khách vào Việt Nam bằng phương tiện đường bộ gần 1 triệu lượt và khoảng 500.000 lượt “đi với mục đích khác". Vì vậy, nên tách bạch khách du lịch với các đối tượng khách khác để có đánh giá thẳng thắn thực lực phục vụ khách của ta.

Không thể đánh đồng
Có những điểm khác nhau căn bản giữa du khách và khách người nước ngoài đi công việc, thăm thân hoặc buôn bán qua lại biên giới. Đặc biệt là khả năng chi tiêu. Người đi công tác kết hợp du lịch và mua sắm, nhưng không đáng kể. Chẳng hạn, một nhà đầu tư đến TP.HCM, sau khi kết thúc làm việc với đối tác, thường dành một buổi cho tham quan hoặc mua sắm. Tuy nhiên, giới doanh nhân không có nhiều thời gian, phần đông trong số họ đến và đi một cách nhanh chóng. Còn khách thăm thân nhân ít khi sử dụng dịch vụ du lịch vì họ lưu trú và tổ chức tham quan cùng gia đình.

Nếu nhìn vào bảng chia theo phương tiện của khách vào Việt Nam trong năm 2010 của TCDL sẽ thấy: khách đi bằng đường hàng không chiếm số lượng cao nhất với 4 triệu lượt; bằng đường biển không đáng kể và bằng đường bộ gần 1 triệu lượt. Khách từ đâu theo đường bộ vào Việt Nam nhiều nhất? Chắc chắn đó là khách Trung Quốc, tiếp sau là Campuchia, Lào… Đa số họ là những người buôn bán qua lại biên giới, còn nếu là du khách thì không vào sâu nội địa. Với những phân tích trên, càng không thể đánh đồng hay mập mờ để mọi người hiểu rằng "khách quốc tế" thành du khách quốc tế được.

Việc lập lờ giữa khách du lịch quốc tế và khách quốc tế đến Việt Nam là do nặng thành tích. Điều đó ảnh hưởng không tốt đến các doanh nghiệp du lịch. Vì dựa theo con số và tỷ lệ tăng trưởng, doanh nghiệp sẽ hoạch định chiến lược phát triển cho năm tới.
(Thanhnien online) Đọc thêm!