Nhiều người thắc mắc cách phát âm các chữ cái trong tiếng Việt thật rắc rối, lúc thì “a bê xê”, lúc thì lại là “a bờ cờ”, thật là chẳng thống nhất tí nào cả. Vấn đề này thật ra rất đơn giản.
Vấn đề chúng ta nhầm lẫn ở đây chính là ta muốn phát âm từ nó hay ta muốn đánh vần nó.
Phát âm (pronounce) nghĩa là tái tạo lại âm tiết thực trong quá trình giao tiếp. Việc xác định cách phát âm các nguyên âm rất đơn giản, vì nguyên âm là những âm đứng một mình có thể thành một từ hoàn chỉnh, a thì phát âm là /a/, i thì phát âm là /i/. Còn đối với cách xác định việc phát âm phụ âm thì khác, bởi phụ âm không thể tự tạo thành từ hoàn chỉnh được. Chữ b trong thực tế giao tiếp được phát âm như thế nào? Muốn biết, phải kết hợp nó với một nguyên âm để tạo thành một từ, rồi phân chia từ đó ra thành các đoạn âm. Ví dụ, ta có chữ bò, giờ phân chia bò thành các đoạn âm, tách lấy âm b, hay nói dễ hiểu hơn là bạn hãy thử đọc thật là chậm từ bò, bạn thấy chữ b được phát âm như thế nào? Là “bờ” đúng không?
Vì phát âm chỉ có thể được diễn tả bằng cách nói, chứ không thể cách viết, nên mình ghi ở trên chữ b phát âm là “bờ” không có nghĩa là bạn tròn vành rõ chữ mà đọc là /bờ/ được, mà phải dùng hơi bật ra âm /b/.
Trong nhiều ngôn ngữ dùng chung chữ cái, cách phát âm các chữ cái khá giống nhau, chữ l trong tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Việt thì cũng đều là lờ cả thôi. Ngược lại, trong cùng một ngôn ngữ, một chữ cái lại có thể phát âm nhiều cách khác nhau, chẳng hạn chữ c trong tiếng Anh có lúc phát âm là cờ (cat), có lúc là xờ (cent), hay như trường hợp g trong get hay gem vậy. Trong tiếng Việt không có chuyện này, vì chữ Việt là loại chữ phiên âm, mặt chữ và mặt tiếng thống nhất với nhau rồi.
Vì phát âm chỉ có thể được diễn tả bằng cách nói, chứ không thể cách viết, nên mình ghi ở trên chữ b phát âm là “bờ” không có nghĩa là bạn tròn vành rõ chữ mà đọc là /bờ/ được, mà phải dùng hơi bật ra âm /b/.
Trong nhiều ngôn ngữ dùng chung chữ cái, cách phát âm các chữ cái khá giống nhau, chữ l trong tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Việt thì cũng đều là lờ cả thôi. Ngược lại, trong cùng một ngôn ngữ, một chữ cái lại có thể phát âm nhiều cách khác nhau, chẳng hạn chữ c trong tiếng Anh có lúc phát âm là cờ (cat), có lúc là xờ (cent), hay như trường hợp g trong get hay gem vậy. Trong tiếng Việt không có chuyện này, vì chữ Việt là loại chữ phiên âm, mặt chữ và mặt tiếng thống nhất với nhau rồi.
Đánh vần (spell) là cách người ta quy ước chữ cái đó được gọi như thế nào để thuận tiện trong quá trình giao tiếp, hay dễ hiểu hơn đánh vần là đặt tên cho chữ cái. Khi đánh vần phụ âm, trong mỗi ngôn ngữ, người ta thống nhất mượn thêm một âm vị nào đó để diễn tả. Chẳng hạn là i trong tiếng Anh (bi, xi, đi), ê trong tiếng Pháp và tiếng Việt (bê, xê, đê), ay trong tiếng La Tinh (bay, kay, đay)…
Đánh vần được dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, khi nhân viên bưu điện đề nghị đánh vần tên của bạn chẳng hạn, hay các từ viết tắt…Như vậy, để trả lời cho câu hỏi, ABC đọc như thế nào, ta nên hiểu họ đang hỏi cách đánh vần như thế nào. Và cũng có thể kết luận rằng việc báo chí đăng cái ý kiến “nên giữ gìn tiếng Việt, đọc VTV và “vờ tờ vờ” thay vì theo kiểu Pháp “vê tê vê”, kẻo lai Tây, mất gốc” là hoàn toàn nhảm nhí. Nếu đã nhìn nhận chữ Quốc Ngữ, thành quả của tập thể các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, là chữ của người Việt Nam thì chẳng có lí do gì để nói cách đọc “a bê xê” không phải là cách đọc của dân tộc ta được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét