Có thể không ai mong muốn trở thành một Steve Jobs thứ hai khi lắng nghe những kinh nghiệm quý giá trong sự nghiệp của ông. Nhưng có lẽ những kinh nghiệm ấy chính là tài sản lớn nhất mà ông để lại, mở đầu cho một thế hế những nhà lãnh đạo mới luôn nghĩ tới những mục tiêu lớn hơn những gì mình đang đạt được.
Bài viết này đã được tác giả Bill Taylor viết sau khi Steve Jobs từ chức CEO của Apple vào tháng 8. Tuy nhiên, sau cái chết của nhà lãnh đạo tài ba này, chúng tôi cho rằng bài viết này vẫn có giá trị để chúng ta đọc lại một lần nữa.
Tất cả chúng ta chằng từng đều thắc mắc vai trò của Steve Job đối với Apple là gì. Việc vị CEO tài ba này rời khỏi Apple, sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của công ty? Tới giá trị cổ phiếu của Apple? Hay mở rộng ra, Steve Jobs, việc ông rời khỏi vị trí CEO của Apple (và giờ đây là việc ông qua đời), còn ảnh hưởng đến ngành công nghiệp máy tính, âm nhạc, và truyền thông như thế nào?
Là người vạch kế hoạch và đưa ra những sản phẩm bom tấn của Apple, Steve Jobs được nhớ tới với tư cách là người cách mạng hóa cách mà chúng ta liên lạc, giao thiệp với nhau hiện nay.
Rất ít người trong số chúng ta có thể thành công bằng 1/100 những gì Steve Jobs đã từng gặt hái được. Có thể nói, trong vài trò người lãnh đạo, ông luôn xứng đáng nhận sự tôn trọng, ngưỡng mộ và tình cảm mà không một nhân vật nào trong lĩnh vực công nghệ nào có được. Cho dù ông có kết thúc sự nghiệp của mình, thì những thành quả mà ông để lại vẫn luôn xứng đáng được ghi nhớ.
Nếu bạn muốn gặt hái được những thành công tương tự Steve Jobs, hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi đơn giản, nhưng lại mang ý nghĩa quyết định đối với một lãnh đạo cao cấp.
1. Tại sao những người có năng lực muốn làm việc cùng bạn?
Steve Jobs luôn được vây quanh bởi những nhà thiết kế thiên tài, các nhà bán lẻ, các kỹ sư tài năng, bởi ông hiểu rằng những người tài năng nhất không bị cuốn hút bởi tiền bạc hay danh vọng. Họ luôn muốn thực hiện những dự án thú vị, muốn tạo ra những tác động mạnh mẽ.
Nói một cách đơn giản, những người tài giỏi muốn trở thành một phần của thứ nào đó còn vĩ đại hơn mình - cũng giống như câu nói Jobs thường dùng "cực kỳ tuyệt vời".
2. Bạn có nhận ra ai là người tài giỏi khi bạn gặp họ không?
Lãnh đạo một đội ngũ những người tài giỏi và phù hợp luôn khiến công việc dễ dàng hơn rất nhiều. Thật vậy, những nơi làm việc có thể khác nhau, nhưng nguyên tắc tổ chức là tương đồng: tìm kiếm càng nhiều người tài năng càng tốt. Vậy làm thế nào để tìm những người tài giỏi như vậy để cống hiến cho bạn?
Steve Jobs luôn rất kỹ càng trong việc chọn lựa người làm việc trong Apple bởi ông hiểu rằng, đây sẽ là nhân tố ảnh hường trực tiếp tới các tính năng trong sản phẩm của hãng.
3. Bạn có thể tìm ra những người tài giỏi cho dù họ không quan tâm đến bạn?
Đó là vấn đề quan trọng nhưng lại thường bị lãng quên: Những người tài giỏi nhất luôn muốn tìm được công việc họ yêu thích, làm việc với những người họ quý mến, trong những dự án đem lại nhiều thử thách. Vậy lãnh đạo là người phải tìm cách để lấp đầy nhân viên trong công ty bằng những con người năng động như vậy. Những người này có thể không nằm trong công ty của bạn, hay họ thuộc những bộ phận khác nhau của công ty, nhưng họ sẽ không làm việc cho bạn trừ khi bạn chăm chỉ thuyết phục họ tham gia.
Tính cách đặc trưng của Steve Job đã biến ông thành một nhà tuyển dụng tài ba chưa từng có.
4. Bạn có thể chỉ cho những con người tài giỏi cách để làm việc theo nhóm và đưa công ty đến thành công?
Ngay cả đối với các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành như lập trình phần mềm, thiết kế đồ họa,... cũng cần phải có kiến thức về kinh doanh và cách mà doanh nghiệp hoạt động như thế nào. Điều này không chỉ vấn đề chia sẻ báo cáo tài chính, mà ta còn cần phải đặt ra câu hỏi: Liệu những lãnh đạo tài giỏi có thể khiến cho nhân viên của mình thành thạo hơn về kinh doanh? Liệu mọi người có hiểu chuyện gì đang thực sự diễn ra, điều gì không thể thương lượng, điều gì làm nên thành công hay thất bại của công ty?
Không ai có thể giỏi hơn Steve Jobs trong việc nhắc nhở nhân viên về nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
5. Bạn có nghiêm khắc với chính mình khi bạn ở vị trí cao hơn người khác?
Tất cả những người trẻ tuổi tài năng và đầy tham vọng luôn kỳ vọng cao vào bản thân, vào đồng nghiệp và vào cả công ty mà mình đang làm việc. Đó là lý do họ luôn tỏ ra nghiêm khắc khi đánh giá lãnh đạo của mình. Vì vậy, thách thức lớn nhất của các lãnh đạo đó là chia sẻ sự kỳ vọng đó.
Steve Jobs là một ông chủ nổi tiếng là khó tính và đòi hỏi cao. Nhưng tính cách đó của ông lại tỏ ra phù hợp đến mức hoàn hảo với các cộng sự bởi ông cũng tỏ ra nghiêm khắc với bản thân giống như với từng nhân viên của mình.
Có thể bạn không có mong muốn trở thành một Steve Jobs thứ hai khi lắng nghe những kinh nghiệm quý giá trong sự nghiệp của ông. Nhưng có lẽ những kinh nghiệm đấy chính là tài sản lớn nhất mà ông để lại, mở đầu cho một thế hế những nhà lãnh đạo mới luôn nghĩ tới những mục tiêu lớn hơn những gì mình đang đạt được.
Một số bức ảnh lịch sử ghi lại con đường thành công của con người có tầm nhìn vĩ đại này:
Từ trái sang phải là Steve Jobs, cựu CEO Apple John Sculley và người đồng sáng lập Apple Steve Wozniak khi tiết lộ máy tính mới Apple II ở San Francisco (24/4/1984)
Jobs giới thiệu máy tính mới Power Mac G4 trong bài phát biểu then chốt ở San Francisco ngày 31/8/1999
Người đồng sáng lập Apple Steve Jobs tại buổi lễ giới thiệu iPad 2 tại San Francisco, California hôm 2/3/2011.
QUỐC DŨNG (THEO HBR)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét